Geisha
Yoshiwara, một "hoa thành" của Phù Tang tam đảo bị thiêu
sạch và vứt 10 vạn geisha ra cuộc đời.
Các bạn đọc báo, kỳ trước đọc bài tường thuật hai buổi diễn kịch
của gánh Umejima Gekidan ở nhà hát tây Hà Nội tất hãy còn nhớ
rằng ở giữa hai vở Zembu Selshin Ijoari và vở Yamato Damashii,
ban tài tử Nhật có trưng một cuộc "múa quạt" rất đẹp do một người
đàn ông ăn mặc giả làm thiếu nữ Nhật múa theo tiếng đàn
samishen. Người Nhật ấy đã làm cho nhiều người lính Nhật đi xem
hôm ấy chú ý: chú ý vì thân hình, vì điệu múa "như cành bách cành
tùng" đã đành rồi; nhưng sự thực, họ chú ý một phần là vì người ta
nhớ tới một hạng thiếu nữ múa quạt ở Nhật, các cô geisha, một hạng
đàn bà kiều diễm tài hoa, đã tô điểm cho nước Nhật và làm cho thế
giới ưa đến thăm nước ấy.
Thực vậy, người ta có thể bảo rằng những người đàn bà này gần
như là một thứ tinh hoa của Phù Tang. Cho nên một người đàn ông
Nhật bị đày ải đến nơi quan tái hay là bỏ cửa bỏ nhà mà đi lập nghiệp
ở
dưới những phương trời lạ, – theo lời của một danh sĩ biết nhiều
về Nhật bản Paul Louis Couchoud – thì người đàn ông Nhật nhớ họ
như là hình ảnh của quê hương vậy.
Sự thực, từ xưa đến nay rất nhiều người đến chơi đất Phù
Tang đã hiểu lầm bọn người này cũng như từ xưa đến nay nhiều
người đã không thận trọng những danh từ trong khi du lịch. Người ta
có cái ý muốn gán cho những chữ những tiếng một cái ý phong
tình, đại khái như những chữ sérail và harem chẳng hạn. Chính thực
chữ sérail chỉ có nghĩa là lâu đài và harem chỉ có nghĩa là nhà (ở chữ