người ta nhớ đến sự tích bà nữ vương Zingo-Kogo đã chiếm được
đất Cao Ly.
Một cái thí dụ hay nhất về nghệ thuật nhảy múa của người Nhật
là bản Matsu-Odori hay là "Khiêu vũ cây tùng", người đàn bà ra múa
làm những bộ điệu mềm dẻo như là cành tùng cành bách là một thứ
cây quân tử quanh năm xanh tốt. Trong lối múa này, cây quạt là
một vật quan hệ vào bực nhất, hơn cả các lối múa khác. Phàm lối
múa nào của người Nhật cũng cần dùng đến quạt. Người Nhật cầm
quạt múa dẻo lắm và mỗi một lối múa thì cây quạt múa lên lại có
một tính cách riêng: mỗi một bước, mỗi một cái uốn éo người đều là
để trả lời một tư tưởng, một cảnh ngộ. Người đi xem diễn kịch tưởng
như mình được đọc một bài thơ mà bao nhiêu nhân vật ở trong đó
đương sống ở trong cõi cao cả nhất của nghệ thuật tư tưởng.
Người Nhật Bản là một dân sản xuất ra được nhiều nghệ sĩ có
biệt tài và những người nhảy múa có tiếng lẫy lừng trong thế giới.
Những văn sĩ, trước tác gia cũng đáng được người ta cổ võ hoan
nghênh như những người ca múa và những tài tử biểu diễn ở trên sân
khấu vậy.
VŨ BẰNG
Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, số 38 (24.11.1940)