VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 173

lại, chạy nhảy, và thắp đèn, dụi nến. Họ ra trò lúc nào có những
chuyện vui đặc biệt hay để giúp đỡ những tài tử khi có chuyện sầu
khổ quá, hoặc đưa cho tài tử một chén trà, một cái khăn tay chẳng
hạn. Trong một "sen" tả một võ sĩ sắp giết người tình, một tên đứng
quạt và một tên giơ một cây nến dài lên ngang mặt tức giận và sầu
thảm của người đóng vai võ sĩ.

Những kịch Nhật phần nhiều là soạn theo lịch sử và sự tích

thần kỳ. Trong những gánh hát rong thì những tuồng hay kịch đem
diễn không dài lắm nhưng vì nó gần sự thực về mặt phong tục hơn
nên vẫn được dân gian chú ý hơn. Ở đó, người ta thường diễn những
bản hài kịch và những bản tục dao kịch có tính cách thời sự. Phần
nhiều người ta hay đem diễn những cuộc đời hàng ngày và những cái
lố bịch do cuộc văn minh vật chất gây nên và thường được dân
chúng hoan nghênh lắm.

Dưới đây là một thí dụ mà chúng tôi lượm được trong một vở kịch

thường diễn ở một rạp hát rong quanh năm ngày tháng thường đóng

Đông Kinh vậy:

"Một người đàn ông kia goá vợ. Có một nhà sư đến lên đàn và

tụng kinh để cho linh hồn người vợ được siêu sinh tĩnh độ. Ông sư đó
nói chuyện với người đàn ông goá vợ kia, người goá vợ hỏi phải làm
những gì và tiêu phí hết bao nhiêu tiền. Cãi lộn, nói đùa, trào
phúng, người chồng nọ khôi hài. Kịch đến đoạn hết: người chồng
nọ thấy phải tiêu nhiều tiền quá, đâm hoảng và lấy làm tiếc sao
vợ mình lại chết đi như thế để cho mình phải khổ thân như vậy".

Nói đến nghệ thuật hát bội của người Nhật, ta không thể không

nói đến bọn kép võ và bọn ca múa được. Bọn kép võ được dân chúng
Nhật quý lắm; quý đến nỗi họ được mang binh khí là những thứ mà
chỉ phái võ sĩ thực, bọn quý phái được mang theo trong mình mà thôi.
Họ làm nghề này, đời nọ nối đời kia và có những cách luyện tập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.