VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 192

Chey-Chetta II năm 1620 dời đô về đóng ở Oudong và hỏi con gái

Nguyễn Sãi vương về làm hoàng hậu. Chân Lạp được ta bắt đầu
biết đến tới được từ đó.

Trong khi ấy, vua Tiêm La là Phra Naroi dòng dõi nhà Ayouthia

dùng một người Hy Lạp tên là Constantin Fauthon làm tướng. Người
ấy xui vua Tiêm La giao thiệp với nước Pháp. Bởi vậy năm 1656 mới
có bọn sứ thần Tiêm La sang bái yết Pháp hoàng Louis XIV ở điện
Versailles.

Năm 1623, người Tiêm La lại sang đánh Chân Lạp. Vua Chân Lạp

sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn giúp cho quân tướng, phá
được Tiêm La. Nhân việc đó, chúa Sãi thấy nước ta thường hay mất
mùa, dân tình đói khổ, vả lại đương vào lúc đánh nhau với chúa Trịnh

Bắc, nên yêu cầu vua Chân Lạp Chey-Chetta II là con rể cho phép

người Nam được vào khai khẩn làm ruộng ở Mộ Xoài (Bà Rịa) và
Đồng Nai (Biên Hoà).

Người Nam ta sang ở Chân Lạp bắt đầu từ đó, và cũng từ đó bắt

đầu cuộc tranh nhau đất Chân Lạp giữa ta và Tiêm La:

Nhà bè nước chảy chia hai,

Ai vào Gia Định, Đồng Nai thì vào

Đó là câu hát của người Nam ta rủ nhau vào khai khẩn đất Chân

Lạp.

Năm 1628 vua Chân Lạp Chey-Chetta II băng hà, hoàng đệ Préah

Outey lên cầm quyền giám quốc, đến năm 1629 thì trả ngôi lại
cho Thái tử. Thái tử Chân Lạp lên ngôi tức là vua Ponhéa-Saur. Năm
1630 vua Ponhéa-Saur tranh nhau một mỹ nữ với hoàng thúc là
Préah-Outey rồi bị giết chết ở Kanchor. Em Ponhéa-Saur là
Ponhéa-Âng-Tong lên nối ngôi anh từ năm 1630 đến năm 1640 thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.