Nguyễn Dương Lâm cùng với tham mưu là Nguyễn Đình Thái chia
quân làm hai đạo kéo sang đánh Chey-Chetta IV, phá được đồn Sài
Gòn và kéo quân lên vây thành Phnom-Penh (Nam Vang). Chey-
Chetta IV phải ra hàng.
Chúa Nguyễn bèn chia cho Âng-Non II làm
vua ở Sài Gòn và Chey Chetta IV làm vua ở Oudong (Long Úc), bắt
cả hai vua mỗi năm phải triều cống.
Năm 1679, các quan nhà Minh là Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến,
Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh,
đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin làm dân An Nam.
Chúa Hiền muốn khai khẩn đất Chân Lạp bèn cho vào ở đất
Đông Phố (Gia Định). Bọn Ngạn Địch chia ra ở đất Lộc Dã (Đồng
Nai và Biên Hoà), ở Mỹ Tho (Định Tường), ở Ban Lân (Biên Hoà),
khai khẩn làm ruộng, lập ra phường phố.
Lúc ấy là lúc nhà Nguyễn đã lấy hết đất Chiêm Thành, bắt
đầu lần sang đất Chân Lạp. Nước Tiêm La có ý muốn ngăn trở để
giữ lấy đất Chân Lạp làm của mình, nhưng thấy chúa Nguyễn
mạnh hơn đành phải nhượng cho chúa Nguyễn bảo hộ đất Chân Lạp.
Tuy vậy, nước Tiêm La thường hay dung những người phản đối với
vua Chân Lạp, giúp cho binh lực để về làm loạn.
Từ năm 1674, nước Chân Lạp chia ra làm hai phái: Âng-Non II
được chúa Nguyễn giúp và Chey-Chetta IV được nước Tiêm La giúp.
Năm 1682, Âng-Non II kéo quân lên đánh Chey-Chetta IV song bị
thua, vì Chey-Chetta IV có Tiêm La giúp. Năm 1684, Âng-Non II lại
kết liên với cả Tiêm La để đánh Chey-Chetta IV, nhưng lại bị thua,
phải chạy về Srey-Santhor. Năm 1688, Âng-Non II lại bị Chey-
Chetta IV đánh thua phải trốn về Sài Gòn.
Tuy hai vua Chân Lạp vẫn đánh nhau, những vẫn phải thần phục
nhà Nguyễn.