VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 195

Năm 1688, những người Khách ở Mỹ Tho nổi lên, Hoàng Tiến

giết Ngạn Địch, đem quân đóng đồn ở Nan Khê. Vua Chân Lạp
Chey-Chetta IV thấy vậy có ý không chịu thần phục nhà Nguyễn
nữa. Chúa Nguyễn bấy giờ là Nguyễn Phúc Trăn sai quân dùng mưu
giết được Hoàng Tiến. Chey-Chetta IV lại phải thần phục như cũ
(1690).

Năm 1691, Âng-Non II băng hà, cả Chân Lạp lại thuộc quyền

Chey-Chetta IV. Năm 1692, chúa Nguyễn đem 5.000 dân Chiêm
Thành cho vào ở Loréa. Đến năm 1695, Chey-Chetta IV truyền ngôi
cho cháu gọi bằng chú là Ponhéa-Yâng tức là Ponhéa-Outey Ier .

Năm 1699, một viên quan Chân Lạp là Êm nổi lên làm loạn, được

quân ta giúp đuổi được quốc vương Ponhéa-Outey Ier đến
Kompong-Chnang. Nhưng về sau vì thiếu lương thực, quân ta và
Êm bị thua. Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu tức giận liền sai ông
Nguyễn Hữu Kính làm Kinh lược Chân Lạp, chia đất Đông Phố ra
làm dinh làm huyện, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long và xứ
Sài Gòn làm huyện Tân bình. Lại đặt Trấn Biên đình (Biên Hoà) và
Phiên Trấn đình (Gia Định) sai quan cai trị. Những người Tàu ở đất
Trấn Biên thì lập làm xã Thanh Hà, những người Tàu ở đất Phiên
Trấn thì lập làm xã Minh Hương.

Nhân việc lôi thôi với nước ta đó, vua Chân Lạp Chey-Chetta IV lại

về lên ngôi và công nhận sự đô hộ của chúa Nguyễn (1699).

Nước Tiêm La bấy giờ còn yếu thế đành phải lặng im.

Lần thứ nhất nước ta thành công trong công cuộc thôn tính

nước Chân Lạp.

2

VŨ BẰNG

Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, số 42 (22.12.1940)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.