Năm 1940 đã hết
Thế là đã hết một năm dữ dội. Dữ dội vì nó là một năm 40. Năm
40, trong óc người Âu, vẫn chẳng là một năm tốt đẹp gì, chẳng cứ
bây giờ nhưng đã tự lâu năm. Vì thế cho nên "năm 40" đã vào trong
thành ngữ Pháp, mỗi khi có chuyện gì bất mãn thì người lại xoa tay
mà rằng: Thôi ta cũng coi như năm 40 vậy chứ biết làm sao được".
Các bạn đọc báo chắc hãy còn nhớ cách đây mươi năm, báo chí ở
Pháp đã riễu năm 40 mấy tháng thường không ngớt. Nguyên vào
đầu thế kỷ thứ XI có một đức cha, không nhớ rõ người Pháp, người
Anh hay người Đức, một hôm lớn tiếng đồn đại rằng đến năm
1040 thì thế giới sẽ hối kiếp, loài người chết hết không còn lại
lấy một người. Bao nhiêu nhà giàu ở Pháp, những chúa tể địa
phương, bán cả đất đai nhà cửa để lấy tiền ăn chơi, để ngộ có chết
cũng không ân hận. Chẳng ngờ việc ấy lại lầm. Kết quả, những đại
gia quý phái bị tai hại, bởi vì năm 1040 thế giới không hối kiếp.
Người ta chỉ thấy cái chế độ phong kiến bắt đầu đến hồi tàn
cục từ năm ấy mà thôi. Mà cũng từ năm ấy "năm 40" đã thành một
năm tai hại: Năm 1140, năm 1240, năm 1340, năm 1440, năm 1540,
năm 1640, năm 1740, năm 1840, theo như một bài của báo Hữu
thanh thuật lại thì không năm nào lại không có chuyện tai hại xảy ra
cho thế giới. Chữ "40" từ đấy thành ra một chữ đáng sợ như con số
13, và người ta thường thấy chữ 40 ở trong thành ngữ Pháp, như trên
kia đã nói. Nó gợi cho óc người ta một vẻ riêng. Tuần chay "Carême"
dài tới 40 ngày. Bên đạo, lễ giải tội cũng kéo tới 40 ngày. Vào thời
trung cổ, những người bị bệnh dịch hạch phải giữ 40 ngày ở nhà
thương. Dưới triều vua Saint-Louis, người ta gọi một lệ luật của chế
độ phong kiến là "Quarantaine le roi": trong ngày ấy, một người bị
nhục không được phép rửa nhục. Trong tất cả thành ngữ có con số