rãi hay đẹp đẽ. Mà là sự xa hoa thở ra tiền của những người, – ôi!
lắm của, quăng từng tập giấy bạc vào những cái cửa ghi-sê, không
phàn nàn.
Tôi đã ngốt lên, khi thấy tiền bạc tràn ngập một cách rất thi vị
ở
chốn ăn chơi đó. Cỏ xanh, tường đỏ, chậu cây vàng, trước mắt tôi
lắm lúc đã hoá cả ra tiền. Cái tường bạc vạn tuế! Thưa các ngài, tờ
báo xã hội nào hò hét với Chánh phủ Bình dân rằng dân ta nghèo
khổ là tờ báo khôi hài hay nhất.
Tiền, vâng chỉ là tiền.
Người ta kể chuyện rằng trường đua là một hội họp của khách
phong lưu xa mã. Bên Pháp và Anh, đàn bà đến đó để khoe khoang
những bộ áo mới may, mà đàn ông là để giở những lối xã giao nịnh
gái.
Ở
đây, tôi đã được trông hết cả rồi.
Mặt phấn ố hoen, cô gái nhà ai lấy gấu quần nhầu nát để
quét bực "ti-buyn"
; cạnh chỗ ghi-sê, ông phán ở sở nào không biết,
đương thích cánh một bà đài các, để tranh vào trước, mua 10 lần một
cái jumelé 4x6?
Lịch sự là một chữ thừa. Ở những nơi bạc bịp hay cò con, khách
chơi nào cũng lấy tâm trí để thoả tâm trí, – như lời Balzac. Nghĩ về
tiền nhiều quá, kết cục người ta khổ vì tiền. Cũng như cặp trai gái
mê nhau, những ước ao chăn loan đệm thuý, mà rút cục đến phải
yêu nhau trên một tấm giường gỗ mọt!
Hỡi khách đi đánh cá ngựa! Tôi xin hỏi có ai người không mê tín
dị đoan không?
– Miễn là ta được.