Người lái buôn nghĩ ra cái chảo hairo lại phát minh ra những cái giàn
để che sương tuyết cho những cây trà tàu.
Uống trà tàu, đối với người Tàu là cả một nghệ thuật của những
đại gia quý phái. Các ông già ở nước ta uống trà tàu từng tí một ở
trong những cái chén nhỏ như cái vỏ hến, đó là bắt chước lối người
Tàu. Người Tàu uống trà rất sành, uống có phương pháp, mà cũng
rất nhiều thứ trà lạ, có thứ rất đắt, có thứ rất quý, có thứ rất lạ,
đại khái như thứ lệ chi hồng trà, thứ nhất phiến bạch tuyết chỉ
cho vào ấm một cánh trà mà thơm ngát và đặc như cả một ấm trà
khác vậy. Mỗi thứ có một hương vị riêng. Trà tàu xuất cảng sang Âu
châu, người ta không phân biệt hương vị lắm nhưng cũng được ưa
thích lạ lùng nên ở Anh và ở Pháp, những nhà giàu thường có lệ
uống trà tàu vào khoảng năm giờ chiều (five o’clock tea). Họ uống
từng ấm to và nhiều khi pha rượu Rhum, Martell, Kuminel hay
Cointreau vào thành thử mất cả cái hương vị của trà đi, họ không tận
hưởng được cái thú của trà tàu vậy.
Duy ở Á Đông, ta phải nhận rằng người Nhật uống trà tàu rất
mực sành; chính tôi, trước hồi chiến tranh Trung-Nhật, đã thấy có
mấy ông già người Tàu cũng nhận như thế. Ở Nhật, bất cứ người
nào cũng uống vài bận trà tàu trong một ngày. Trà tàu, có người
Nhật đã nói, cũng cần như là cơm gạo vậy.
Người Nhật uống hai thứ trà: một thứ trà lá và một thứ trà bột.
Pha nước trà là một khoa giáo dục riêng mà người đàn bà nào có học
cũng đều phải biết. Những đồ dùng để pha trà, họ làm bằng
những thứ đất hay những đồ sành đồ sứ cổ do những nghệ sĩ có
biệt tài chế tạo ra. Trà bột đứng vào bực nhất, chỉ khi nào nhà có
tiệc tùng long trọng gì thì mới giở ra thôi. Người ta ướp trà vào trong
một cái lọ hai nòng, một cái nòng để trà thường còn một cái thì để trà
bột. Mỗi khi uống nước trà, họ ra một chỗ riêng ở ngoài vườn, chung
quanh toàn cây cỏ, ở trong một gian phòng gọi là midzu-ya. Không