bóng làm một môn giáo dục. Bởi vì phàm trẻ em nào cũng vậy đều
muốn học muốn biết, vì vào cái tuổi thơ ngây, người ta vẫn giàu
tính tò mò. Cái ảnh hưởng về tinh thần của chiếu bóng đối với trẻ
em, vì đó, rất sâu xa, cho nên những nhà soạn truyện phim và những
nhà sản phim thường phải tinh khôn lắm và tìm cách hiểu biết linh
hồn của trẻ em một cách thấu đáo vô cùng vậy.
Ở
Pháp về loại phim giúp ích trẻ em này chia ra làm hai thứ: một
thứ phim chuyên dạy học và một thứ phim giáo dục nhi đồng; hai
thứ này lại còn chia ra nhiều loại khác, nhưng đại khái thứ nào cũng
chỉ quy vào có một mục đích là mở rộng linh hồn của học sinh.
Phim dạy học chỉ chuyên dùng trong lớp học. Các ông giáo dạy học
trò đến đoạn nào cần phải có hình vẽ thì cho chiếu ngay lên màn
ả
nh những cái hình đó ra. Những cái hình đó cố nhiên là phải đẹp và
rõ để có thể gây trong trí óc của học trò không những là sự khoái lạc
mà thôi, nhưng còn khiếu về thẩm mỹ nữa bởi vì cái tính của trẻ
con là vậy, bao giờ cũng thích tranh ảnh trong sách hơn là những chữ,
những chữ rỗng tuếch và đen trùi trũi.
Phim giáo dục thì có thể chiếu không những chỉ riêng cho học
sinh xem mà thôi đâu, nhưng mà là cho tất cả mọi người, bởi vì
những loại phim ấy diễn tả tất cả những vấn đề về xã hội, về
đạo đức, về luân lý về vệ sinh. Ở nhiều nước châu Âu, người ta lại
còn soạn riêng một loại phim gọi là "phim vệ sinh" (film d’hygiène)
dạy người ta ăn ở cho sạch sẽ, khoẻ mạnh: nếu người ta khoẻ mạnh
người ta sẽ yêu đời vậy. Khi người ta yêu đời, người ta sẽ không có tư
tưởng bậy bạ, đớn hèn. Chiếu bóng vì vậy có một cái trách nhiệm
ngang với sách vở, báo chí; mà có khi hơn thế nữa: nó bày ra trước
mắt khán giả những cảnh dịu lòng, những đoạn hy sinh, một cuộc
đời cần lao, phần thưởng đích đáng tặng những người có công sáng
chế; cái đẹp của vũ trụ, của cuộc đời ta sống.