về ma cà-rồng, nếu cần phải có một ý kiến gì thì tôi chỉ có thể
xin thưa với ông rằng: đó là một nghiệp chướng nó hại người ta, nó
hại một giòng họ nào đó, không thể nào tránh được. Theo như chỗ
biết của tôi thì cái giống ma cà-rồng này là cha truyền con nối,
người có giống ma cà-rồng yêu thương người nào thì truyền ma
cà-rồng cho người ấy, mà truyền lắm khi không biết. Người mới
bị truyền ma cà-rồng, đương khoẻ khoắn chẳng làm sao, bỗng bị
một cơn sốt rất dữ dội, có khi hàng tuần hay nửa tháng, thịt sút đi
trông thấy. Đến khi khỏi sốt thì người ấy vàng hẳn mắt đi, thế
rồi cái mũi đỏ lên; đêm đêm vì xuất tinh ra mãi, nên lỗ mũi to lên.
Người có ma cà-rồng cũng dễ phân biệt với người thường: bởi vì
người có ma cà-rồng thường xuất hồn ra đi ăn những vật thối tha
bẩn như cóc chết, ếch chết, những mụn ghẻ lở, và máu người, và
vật cả sống lẫn chết, nên cái hơi những người có ma cà-rồng rất
nặng, người đứng bên cạnh có cảm giác rằng đứng bên cạnh một
đống dơ, một cái xác chết, một con cóc chết.
Hồi đó tôi không nhớ rõ là năm nào, – lời cụ Nhì Lùng – tôi nhân
vì đi phúc đất cho một nhà giàu ở tỉnh kia, có lần mò lên chơi gia
huynh ở châu Văn Chấn, phố Nghĩa Lộ. Anh tôi và những người ở
lân cận, một hôm có chỉ cho tôi một người đàn ông đã có tuổi và bảo
rằng đó là ma cà-rồng. Thoạt đầu, tôi không tin, nhưng sau họ kể
chuyện cho tôi thì mới biết rằng những người có ma cà-rồng có
nhiều khi ăn trên ngồi trốc ở trong thôn, trong xóm; ngay ở quanh
vùng đó có người có ma cà-rồng mà làm đến chánh tổng và lý
trưởng!
Hồi đó, ở châu Văn Chấn, phố Nghĩa Lộ có một đôi vợ chồng
kia ăn ở với nhau mười tám năm trời chẳng làm sao, tự nhiên một
ngày kia người vợ đổi hẳn tính hẳn nết đi, suốt ngày đêm chửi
mắng chồng và sau mấy hôm thì bị bệnh liệt giường liệt chiếu.
Người đàn bà ấy sốt rất dữ dội rồi mặt mày cứ bợt đi, người