về đời con mụ ấy. Thì ra nó đã lấy bốn đời chồng, anh chồng
nào ăn ở với "nó" được vài năm thì lại chết. Hiện nay "nó" còn anh
chồng thứ năm, có lẽ cũng sắp "tịch" đến nơi rồi. "Nó" thì đêm
nào cũng thả hồn bay đi quanh làng để tìm những con vật chết
thối tha ăn. Ai bị đứt chân tay, hơi rớm máu thôi nhưng gặp nó, cũng
đủ được đau đớn hàng tháng không chừng. Dân làng chúng tôi ai
cũng ghê tởm nó lắm nhưng không làm gì được.
Phì coòng cọi? Đó là một thứ ma cà-rồng bên kia dãy
Hoành Sơn
Ở
bên kia dãy Hoành Sơn, ma cà-rồng, – người Lào gọi là phì-
coòng-cọi, – cũng chả khác gì ma cà-rồng bên ta, nghĩa là nó
"giống" người, như ông và tôi vậy, đi lại, ăn uống như thường. Chỉ
duy có ban đêm mới thành ma. Họ biến tướng và bay đi ăn những
vật hôi thối hay hút máu người, máu vật. Những món ăn mà phì-
coòng-cọi thích nhất là bộ ruột của người. Đêm đến, chờ cho thật
khuya, mọi vật đều yên tĩnh nghỉ ngơi thì lúc ấy nó mới đi kiếm
ăn. Nó chỉ "thoát" ra khỏi người có bộ ruột nó và hai chân: chân để đi,
ruột để đựng thức ăn, thế là đủ rồi. Ăn no xong, chân và ruột lại về
tự lắp vào thân thể. Người nào bị nó ăn mất ruột thì đành là chết,
không còn cách gì cứu được.
Nhưng muốn trừ thứ ma này, người ta đợi lúc nó mải đi ăn, ở nhà
cứ việc quay xác nó cho khác chỗ, lúc về nó quên mất đường để cho
chân và ruột vào, thì nó phải chết. Thế mới biết người còn "ma
lanh" hơn ma, và câu: "nhất quỷ nhì ma", chưa hẳn là đúng vậy.
Tục truyền rằng: ngày xưa có một ông vua An Nam đi sang chơi
đất Lào, bắt gặp được một con phì-coòng-cọi. Không hiểu tại ngài
có thần oai hay tại con ma đâm ra sợ trước mặt "con giời", mà bị
ngài bẻ quặt hai bàn chân ra đằng sau và cấm không cho hại người
An Nam. Cho nên thứ ma cà-rồng này có cái lạ là hai chân bị quặt ra