thấy rằng cái anh dũng, cái hùng khí đã luôn luôn dự một phần
quan hệ.
Rupert Brooke khi xưa chàng đã phác hoạ mãi cho ta thấy những
trang thiếu niên, bước qua ngưỡng cửa đời như là những phong lưu
mã thượng gươm đeo giáo vác đứng ở ngưỡng cửa lâu đài của họ đó
ru? Tôi cho rằng không có cái hình ảnh nào giống hơn câu ví dụ của
Rupert Brooke: hằng ngày, ở trước mắt ta, ở chung quanh ta, ta há
đã chẳng thấy biết bao nhiêu người trẻ tuổi bước vào đời với một
tâm hồn lãng sĩ hùng anh, lúc nào như cũng muốn làm lại cõi đời
và diệt khổn phò nguy cho đất nước?!
Chúng ta, chúng ta đã biết rằng thanh niên phần nhiều là
nóng nảy là sôi nổi, bởi vì cũng như một cái cây, người ở vào tuổi
thanh niên có một sức nhựa thừa.
Bởi vậy, từ xưa vẫn thế, thanh niên cần phải hoạt động mà hoạt
động lắm khi không được chín. Nhưng ta đừng nên vì thế mà bài
bác thanh niên: thà thế còn hơn, chứ thanh niên mà lại chín thì có lẽ
nguy hiểm mất. Muốn chín chắn người ta phải già, người ta phải là
người đứng tuổi. Người đứng tuổi thường thành hay đa nghi, bởi vì
khi mà tuổi đã đứng ấy là người ta đã mang những ý tưởng của người
ta ra thực hành nhưng chẳng may đã thất bại hay gần như thất bại.
Vả lại người đứng tuổi, nói cho thật đúng mà không lo mất lòng ai
hết, người đứng tuổi thường ít khi làm việc vô tư, nhiều lúc họ giữ
gìn thái quá và không mấy kẻ hợp tác làm việc mà không nghĩ đến
những chuyện lợi riêng cho mình. Trái lại, người thanh niên thì thấy
có cái cần phải sống công cộng, phải hợp tác với bạn bè ở chung
quanh (collaboration collective). Bởi vì người thanh niên có cả một
cuộc đời và hy vọng ở trước tầm con mắt, người thanh niên khi đã
làm một việc gì thì thành thực, thì đem hết tâm lực ra mà làm việc
ấy, người thanh niên giao phó hết cả đời mình cho một người lãnh
tụ hay cho đảng phái của mình. Người học sinh cũng như một người