cả xương người trong đó?) mà bảo đó là hổ cốt. Họ chồng cả lên như
cái mả, đánh rớt xuống đất, rỏ cả mồ hôi vào... thế rồi họ lấy
một cái gáo dừa bẩn nhất múc ra một thứ rượu: đó, cái rượu bổ
huyết một đồng một chai to!
Tôi đã biết rằng nhiều người, – nhất là người Khách – có tài
buôn bán lắm. Tôi lại biết rằng những lời hò hét quảng cáo của họ
đi thẳng ngay vào quần chúng bởi vì toàn là lời dễ hiểu, ai cũng
biết; nhưng tôi không thể tưởng tượng được rằng cái chất nước đục
lờ, hung hung đỏ ấy, chứa không biết bao nhiêu sự bẩn thỉu, có cả
mồ hôi nữa, lại có người bỏ đồng bạc ra mua về để uống.
Tôi đã tưởng lầm. Lời quảng cáo vừa dứt, ba người giơ tay lên vẫy
người bán rượu đòi mua. Tôi đã đứng ngót hai tiếng đồng hồ để
xem cuộc mua bán ấy thì thấy cái buổi bán hàng đó, người bán
rượu bổ huyết "làm" được tới... ngót hai chục bạc, – là cả tiền bán cả
chai lớn lẫn chai con. Nhiều người lấy làm tiếc không có tiền
ngay lúc ấy. Sự thực, chỉ nửa giờ sau, tôi đã biết hết cả bí quyết
của sự đắt hàng kia: những người xông vào mua rượu trước nhất
bữa ấy là những tay sai của bọn bán hàng, như cái kiểu supporter
ở
nhà hát hay bãi đá bóng. Tuy vậy, sự hiểu biết đó của tôi vẫn không
thể làm thay đổi cái ý tưởng này: người mình, một phần lớn, dễ tin
người quá, thậm chí, có nhiều kẻ nói rất lớn thì được người ta nghe
còn bình lặng thực thà thì bị bỏ quên hay bị coi thường vậy. Có lẽ vì
tâm lý số đông người mình như thế cho nên, về mặt thuốc, mới
xảy ra những vụ ngộ thuốc, uống lầm phải thuốc "bố vờ", những
vụ thầy lang thuốc giết người một cách thảm hại như những tỷ dụ
tôi đã kể ở đầu bài này vậy.
Theo ý chúng tôi nghĩ, thì người ta chưa trị những kẻ gian giảo, lọc
lừa, giết người kia với một hình tội xứng đáng với tội họ. Thành thử
những kẻ vô học sau cứ làm bứa bừa đi, những hiệu thuốc bịp bợm
không bao giờ ngớt mở cửa mà những ông lang tự nhận ở những