phương trời xa lại (và nói có tới bao nhiêu bằng cấp!) hằng ngày
vẫn ngồi lù lù ở cửa hàng lấy những bộ mặt rất nghiêm trang đợi
khách đến nhờ khám bệnh.
Ối thôi, biết rằng cái lối kêu gào ầm ĩ của các ông đành
phèng phèng làm xiếc "ăn thua" lắm, họ rập kiểu làm ầm hơn,
không có một việc gì là họ bỏ. Nào nói truyền thanh, nào treo biển,
nào trưng bằng, nào ống tiêm, móc, máy nghe bệnh, ống giác,
bông, gạc, máy điện, hình nhân bằng bột; tranh vẽ gan ruột lòng
thòng và tim phổi; nào ghế máy, nào đèn cồn v.v... Những thứ ấy
dễ làm cho ta, nhất là người nhà quê, tin lắm và sợ nữa. Thêm vào
những cái đáng sợ đó lại còn cái mặt của những ông chủ bà chủ hiệu;
không có ai làm hại gì họ mà mặt họ lúc nào cũng làm ra cái dáng khó
đăm đăm. Không, họ đăm đăm suy nghĩ đấy, – hay làm ra dáng suy
nghĩ những điều rất cao xa về y học, về khoa học, nhưng quyết
là họ không suy nghĩ đến sự thực thà hay tính mệnh của người ta
đâu. Họ suy nghĩ cách làm tiền và suy nghĩ để có vẻ suy nghĩ, – vì
những người có vẻ suy nghĩ thì người ta sợ lắm, – cũng như người ta
sợ những con rắn trầm ngâm đeo kính nằm nhìn đời với đôi mắt
bí mật, những con rắn mà họ trưng bày ở trong cửa hàng của họ. Đôi
ba khi, con khỉ thay con rắn bịp khách đi đường; và nếu những thứ
ấy quá nhàm thì chính thằng người sẽ thay những con vật ấy làm
cho khách bộ hành hết vía.
Một buổi tối thứ bảy, đương đi chơi nói chuyện với bạn bè ở giữa
phố đông đúc kia, bạn sẽ hoảng sợ vì một vài thằng người trong bọn
đó sẽ dẫn diệu
ra làm trò trước cửa hiệu và quát lên những bài hát
mà một đứa trẻ béo tốt nhất cũng có thể đâm sài được!
Đó là nói về cách bịp bợm bề mặt, đến bên trong mới thực lại
chán hơn. Họ chẳng biết thuốc là gì cả mà cũng lấy điện ra chữa
cho những người đau mắt; họ gắp sâu ở mắt ra như là những con
sâu gạo; họ chữa bệnh bằng nhân sâm ba bốn chục một cây, – mà