Công việc to, tiền ít, muốn có tiền dùng, ông đem phát hành
những trái phiếu không có gì đảm bảo; số tiền thu được đem mua
hay trợ cấp cho những công ty khác gần vỡ nợ. Ông thành chủ
những công ty ấy. Nói theo giọng ta, ông là một người buôn ba, bốc
lái bỏ mũi. Ông lừng lẫy vì thế mà cũng thất bại vì thế.
Trong tay càng có nhiều công ty, số tiền cần đến càng
nhiều, muốn giữ lòng tin của những chủ nợ cũ và mua lòng tin của
những người sắp là chủ nợ, ông mạo giấy tờ, làm ra vẻ như đã xin
được độc quyền diêm ở Ý-đại-lợi. Đã gian lận, phải dối trá, lừa đảo.
Tuy vậy, cũng nên nói, ông cũng chắc bằng vào một căn bản vững
chãi là diêm Thụy Điển, một nguồn lợi rất lớn do một tay ông nắm
chắc.
Công việc của ông sẽ thông đồng bén rọt nếu không có sự ngăn
trở phi thường xảy ra. Rủi cho ông, kinh tế gặp ngay hồi khủng
hoảng, buôn bán bị đình trệ, không có thu mà cứ phải tiêu. Trong lúc
khủng hoảng, Kreuger lại cần tiền hơn bao giờ hết. Là vì những
nước nợ không trả được (nhất là Ba Lan), là vì ông muốn nhân cơ
hội ấy nắm lấy những công ty từ trước chưa chịu để tay ông chi
phối. Ông đã đánh một nước cờ cực kỳ táo bạo mất nghiệp như
chơi. Ông tính kinh tế khủng hoảng sẽ không lâu, rồi nợ sẽ đòi
được, hàng sẽ bán chạy trước khi sự gian lậu bị vỡ lở.
Ông đã tính lầm hay tại trời cố ý hại ông thì không hiểu, kinh
tế cứ khủng hoảng mãi. Ông đã đến lúc phải hỏi vay tiền của Mỹ
châu. Nhưng thấy ông bằng lòng chịu một số lãi nặng, những nhà
tư bản Mỹ đâm ngờ, đòi được kiểm soát công việc của ông. Ông từ
chối, vì sao ta đã hiểu. Ông trở về Ba-lê, thất vọng. Hôm 11 tháng
5 năm 1932, môt bạn trung thành của ông là Kydbeck khuyên ông tuỳ
cơ ứng biến, đem dùng những trái khoản của Ý-đại-lợi mà từ trước
đến bấy ông vẫn cất kỹ trong két, lấy cớ không muốn lôi thôi
cho hại nước Pháp, Ý, vì thủ tướng Mussolini vay tiền để bí mật mua