VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 364

này thường là màu xám, màu hồng, màu trắng, màu vàng, không
nhất định.

Sau thời kỳ này là thời kỳ phá lở. Thời kỳ này là thời kỳ nặng

nhất, những mụn hạch trong mình người hủi phá ra và vỡ, chảy máu
chảy mủ rất hôi thối, vài ngày lại đóng vảy, ít ngày lại trật ra và mỗi
lần đóng vảy như thế thì những vết thương ở trong người cứ loét ra
và cứ lan dần ra mãi. Ở mũi, những hạch ấy loét ra thì sống mũi
dẹp xuống và dần dần thịt sẽ tiêu đi mất hết, ở tay, ở chân máu
mủ loét ra rất nhiều, vi trùng ăn đến đâu thì đốt tay đốt chân
rụng đi đến đấy. Nếu là hủi tê liệt thì thời kỳ này kéo rất dài: da
mặt bệnh nhân co rúm lại, có chỗ sưng phồng lên như mặt hổ phù,
chân tay co rúm lại, bệnh nhân khổ sở vô cùng, có lắm khi không đi
được cứ nằm một chỗ mà đợi chết hoặc có muốn đi lại chăng nữa
thì phải đi cà nhót rất là khổ sở. Lần lần người bệnh yếu đi, lông
tóc rụng hết, trùng ăn đến mắt thành loà; nếu những hạch ở cổ
sưng lên và vỡ ra, người bệnh sẽ cấm khẩu, tắt thở và chết một
cách vô cùng ai oán.

Bệnh hủi là một bệnh di truyền hay truyền nhiễm? Đó là một

việc mà nhiều người vẫn muốn biết, như người ta thường vẫn
muốn biết bệnh lao là bệnh truyền nhiễm hay di truyền vậy.
Thoạt đầu các nhà y học chia làm hai phái: phái di truyền và phái
truyền nhiễm; nhưng sau hầu hết người ta đều chịu rằng bệnh
hủi là bệnh truyền nhiễm đúng hơn là bệnh di truyền.

1

Chứng cớ có

nhiều người hủi đẻ con ra, những đứa trẻ ấy vẫn khoẻ mạnh như
thường, vô tật bệnh, nếu đem nuôi riêng thì những đứa trẻ ấy suốt
đời vẫn khoẻ mạnh không bị hủi. Người ta tính ra thì trong số 121
đám hủi lấy nhau:

![][72]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.