dượt luôn như thế hại sức, cho nên họ không hoan nghênh sự tập
dượt của anh em. Hai tháng dượt một lần thì chơi thế nào được?
Văn cần ôn võ cần luyện mà bảo là tập dượt sợ hết sức, lắm lúc
tôi tự hỏi có phải là họ điên không? Tôi biết, ông ạ. Từ cuộc thi Lạng
Sơn đến cuộc đua Hà Nội – Sài Gòn – Phnom-Penh, nghĩa là từ
đầu mùa đến giờ, anh em Bắc Kỳ không tập một lần nào. Không
tập lấy được hai ba trăm thước, chứ đừng nói tập dượt như anh em
Nam Kỳ, hay bảy ngày luôn như anh em Cao Miên làm gì. Sự thua
kém của ta là ở đó.
Những nỗi dọc đường
Nhân uống nước rồi nói tiếp:
– Ít tập mà thẳng luôn năm, sáu chặng một lúc như thế, ta phải
nhận rằng đó là cái chân tài của anh em Bắc Kỳ. Chúng tôi không
quên sự săn sóc của Tổng cục đối với chúng tôi, nhưng xin thú thực
chúng tôi đã ao ước số phận của anh em Nam Kỳ lắm.
Cứ đến mỗi tỉnh, anh em Nam Kỳ lại vào ở những phòng rộng rãi,
nghỉ ngơi và ăn uống trong khách sạn. Họ ký bông và lúc về Tổng
cục của họ sẽ trả tiền cho họ. Ở Bắc, anh em cua-rơ mỗi người được
tặng mỗi ngày 1p, nhưng tiền ấy chỉ đủ đi xe và ăn láo. Ở tỉnh nào
cũng vậy, chúng tôi phải ngủ ở trại, ở nhà thương. [......]
Sau, thực là vì cảm cái ơn của trung tá Ducoroy và ông Eminent
coi cua-rơ như con cái trong một nhà nên chúng tôi lại phấn khởi mà
đi nữa. Ông Ducoroy và ông Eminent thực là ân nhân của chúng tôi.
Xin cảm ơn vạn bội!
Riêng ông Scrépel cũng tốt lắm. Nhưng tiếc rằng ông bận thì
phải. [....] Trong khi ấy thì ông bầu của các cua-rơ Sài Gòn, – ông
Michaud – lăn vào các cua-rơ mà săn sóc như một người cha thân ái
săn sóc con thơ vậy. Ông đấm bóp cho cua-rơ của ông, ông bỏ cả