cơm, ông dậy từ bốn giờ sáng để sắm sửa cho họ và bàn với họ hôm
nay nên chạy như thế nào. Có hôm tôi đã thấy ông chạy gọi hàng
quà cho cua-rơ ăn lót dạ. Ông Michaud được các anh em Nam Kỳ quý
lắm. Mà anh em Bắc Kỳ cũng quý ông. Ông làm cho cua-rơ đáng lẽ
chạy được bảy cũng chạy lên được mười.
Trước khi ra cửa
Chiều. Chúng tôi ngồi nói chuyện đã lâu xin phép ông Nhân ra
về. Mâm cơm để ở trên giường ghế ngựa trời này mà nguội, ăn
không ngon nữa. Ông Nhân bắt tay chúng tôi và nói thêm:
– Thêu Nam Kỳ bền sức, Các thì hoàn toàn hơn. Nói sự thực, họ
có tài cả mà thú thật là họ hay thì hay đều, mà đoạn nào may thì
cũng may đều. Bắc Kỳ ta chuyến này về chắc sẽ học được nhiều
điều tốt. Mà những người cho rằng tập dượt là surmener
chắc sẽ
xấu hổ vì điều mình đã nhận lầm. Tổng cục Bắc Kỳ chắc hoan
nghênh ý kiến này lắm lắm. Chúng tôi bắt tay nhau từ giã. Nhân
giữ chúng tôi ở cửa và nói thêm:
– Mà còn điều này nữa, ông ạ. Anh em Bắc Kỳ đã thua thiệt đủ
điều rồi, ấy thế mà ông phải biết lại có những hạng người rắn
gan rắn ruột bóp chẹt anh em nữa. Tôi muốn nói đến một số nhà
buôn xe đạp ở đây; họ đầu cơ, bán một cái boyau xe đạp tới tám chín
mươi đồng bạc. Nghèo thì chơi xe đạp thế nào được, phải không
ông? Mà giàu, tôi tưởng cũng không phải dễ, đã đành giàu có thì một
cái roue libre
12\$, cả cái xe 250 – 300\$ chẳng làm gì, nhưng ông
phải biết mua được cái xe đạp đi được bây giờ mình chỉ còn cách lạy
từ anh chủ hàng lạy đi. Tôi quyết là ở Nam Kỳ không có chuyện đau
lòng như thế. Ở Bắc, trước hôm đua hai hôm tôi đi vận động mua
hai cái boyau 70\$. Nó bắt tôi đặt tiền trước để nó com-măng.
Trước hôm đua tôi đến lấy. Nó bảo tôi không có. Tôi van lơn nó, nó
tăng lên 10 đồng nữa. Đành vậy chứ biết làm sao? Tôi phải cắn