người không biết đọc báo mỗi ngày sẽ giảm dần, cái trình độ hiểu
biết của quốc dân mỗi ngày phải tăng lên, tăng lên mãi. Cho đến
một ngày kia chúng ta sẽ thấy những tờ báo tồi sẽ bị đào thải dù
tiền bạc có đắp vào chăng nữa cũng không ai buồn đọc hay bị
người ta khinh rẻ. Mà chỉ còn những báo đứng đắn do những người
có tài học chủ trương xứng đáng làm đồ ăn tinh thần cho quốc
dân, những tờ báo ấy là những tờ báo phụng sự một lý tưởng gì,
những tờ báo xứng với tên gọi là "cơ quan dư luận", những tờ báo
đáng là những
sản phẩm dùng để tuyên truyền những ý tưởng tốt đẹp trong
dân chúng.
Một tay kỳ cựu trong làng báo Pháp có viết rằng: "Cái gì cũng
muốn biết để kể cho người khác biết; cái gì cũng muốn học để
thuật lại cho những người chưa học; cái gì cũng muốn hiểu kỹ càng
để chỉ bảo cho những người chưa hiểu; phàm điều gì là điều đẹp,
điều xấu, điều dở, điều hay cũng muốn tường thuật trên giấy
không chịu bỏ qua một phương diện nào của cuộc đời không xét đến;
phú quý không cám dỗ được, bần khổ không thay đổi được, uy vũ
không khuất phục được; mà biết rằng mình càng có tài, có lẽ phải,
thiên hạ lại càng nói xấu mình, ganh ghét với mình: đó, cái nghề
báo đó. Tuy vậy, nó vẫn là một nghề đáng để cho ta hy sinh thân thể
mà theo đuổi".
Thực vậy, cái nghề đó đáng cho ta gia công theo đuổi lắm, vì lúc
này hơn hết cả lúc nào, ta đã thấy nhiều ánh sáng trên con đường
mới. Những đám mây đen hầu như đã qua rồi. Nghề báo ở nước
ta, trong mấy năm gần đây đã tiến một cách không ngừng, nhất
là từ khi có mấy ông bạn của chúng tôi đã đem một thứ máu trẻ, cải
cách từ hình thức đến nội dung tờ báo. Từ một vài nghìn, số báo
xuất bản hàng kỳ đã tăng lên một vài vạn. Tuy vậy cái đó cũng chưa
đáng kể bằng cái không khí ồn ào, hoạt động, hăng hái của làng báo