Theo các báo Pháp thì năm nay có lẽ không có phần thưởng của
Hàn lâm viện Goncourt tặng cho các văn sĩ Pháp.
(Kiểm duyệt bỏ)
Vả lại, từ khi ông Rosny ainé
tạ thế, thì chỉ còn có chín ông Hàn
trong viện Hàn lâm Goncourt mà thôi, chín ông này lại ở rải rác
khắp nước Pháp. Ông Sacha Guitry hiện ở Paris, các ông René
Benjamin, Lucien Descaves và Rosny jeune cũng ở tại những miền
bị chiếm. Ông Leo Largnier thì ở tại quận Gard. Ông Léon Daudet
hiện ở gần Limoges, ông Jean Ajalbert ở Cantal, còn Ông Roland
Dorgeles thì hiện ở Marseille. Ông Francis Carco, hiện ở Nice, viết
rằng: "Phải có chiến tranh và những sự thay đổi như thế này thì
các văn sĩ và nghệ sĩ mới nhớ nơi cố lý". Thật là một câu nói đượm
một vẻ buồn triền miên cho số phận con nhà cầm bút và ta thấy
đầy một tấm lòng thương xót nhau, mến yêu nhau.
Nhưng đó là nói về văn sĩ Pháp. Còn văn sĩ ta?
Văn sĩ ta trong lúc thế giới đương trải nạn chiến tranh thảm
khốc, nhờ trời vẫn được bình yên, chưa được gột rửa khối óc và
biết đến "lòng thương" là thế nào nên chỉ ra công mà chiến...
thuốc phiện ở những tiệm hút công khai và nói khoác nếu không
phun ra những nọc căm tức và đố kỵ! Thuốc phiện dăm ba điếu
vào rồi, họ coi trời bằng vung cả, và bất cứ nói đến một kẻ có
tiếng tăm nào, họ cứ dương cái mắt trắng dã, vêu cái môi thâm
hay hất cái đầu bù bù mà "xổ toẹt" cả, chỉ bởi một lẽ những kẻ có
tiếng ấy không vào một "cờ-lăng"
với họ. Họ có biết đâu làm như
thế là bỉ ổi? là hèn? là thấp kém? Cái tài của người ta, phải đâu chỉ ở
chỗ quảng cáo thật trơ, mà cũng không do ở chỗ "hạ" người khác
xuống. "Hạ người khác xuống thì trời lại nâng họ lên cao" câu ấy
đã viết ở Sấm truyền,
họ đã từng ngã vào mấy trang truyện
ngắn của Stephan Zweig
sao lại còn không biết. Cho nên dù tôi sợ