Theo đúng hợp ước, quân Nhật đã tới Hải Phòng ngày thứ năm
26.9.1940. Lúc báo này lên khuôn, tình thế đã yên. Sự hiểu nhầm
đáng tiếc đã dàn xếp xong: những xe bò đồ đạc đem đi lánh nạn
đã lại lù lù dẫn về, những ông quần soóc giắt dao găm và những bà
búi tóc ngược mặc giả làm đàn ông hùng dũng tợ... chạy về quê trốn
tránh đã lần lượt kéo nhau ra tỉnh để làm ăn như thường. Mà cả các
cô trốn nhà đi lánh nạn với trai ở... phòng ngủ cũng đã về với bố
mẹ anh em ở nhà. Đó là điều nên mừng nhất!
TIÊU LIÊU
Trung Bắc tân văn chủ nhật, Hà Nội, số 31 (6.10.1940)
Thứ hai
Sang đến tuần lễ vừa qua tình hình trong nước ta đã yên lắm,
không còn như tháng trước. Ngày 7 Octobre, các trường công đã mở
cửa để đón học trò. Phố xá lại sáng sủa như thường. Cảnh buôn bán
lại sầm uất. Quân lính còn lại ở Lạng Sơn đã trở về. Theo đúng
hợp ước, phi cơ Nhật đã đến trường bay Gia Lâm và quân Nhật đã
đóng ở Hải Phòng.
Những người bị nạn bom ở đó đã được làm lễ an táng chu tất
lắm. Các quan chức Nhật nói sẽ đền tiền cho những người bị nạn
bom nổ ở Hải Phòng. Hải Phòng lại sống trong một không khí yên
vui ngày trước. Khắp mọi nơi, người hiếu kỳ đều muốn đến xem
cái thành phố nhộn nhịp kia và những hiệu cao lâu, những cửa hàng
buôn bán lại được dịp làm ăn sầm uất. Cố nhiên là có nhiều nhà
lợi dụng lúc này để đầu cơ. Những bọn đầu... trộm đuôi cướp lúc
này không hoành hành được mấy tý bởi vì họ đã bị liệt vào bọn
"thành tích bất hảo" và đem đi an trí một chỗ rồi. Nhưng ai đã đi
qua Hải Phòng, nhất là vào hồi này, thì cũng đều phải nhận rằng