VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 537

Lúc nói câu này, sư Tam Hợp có lẽ chỉ trông thấy cái chết của Từ

Hải chứ không suy xét xem Từ Hải vì sao mà chết. Sư chỉ biết rằng
Từ Hải bị hại, thế thôi. Mà bị hại, như thế đã, đành là đáng thương,
nhưng biết làm thế nào? Một bên là một người chết, một bên là
muôn người chết, (Đống xương vô định đã cao bằng đầu) người
ta, dù là nhà sư, cũng phải thiên về một bên, mà thiên về bên nào,
ta đã biết. Nếu Từ Hải mà còn sống thì quan quân của Triều đình
còn phải đánh nhau, mà đã có đánh nhau thì còn nhiều người chết
nữa. Âu là ta đành chịu chết một người mà cứu lấy trăm vạn sinh
linh, để mà cứu nước. Cái lòng thương người như thế, thiết tưởng
cũng chẳng có gì là chật hẹp.

Đó là ý kiến của sư Tam Hợp, chứ tôi không nói rằng đó là ý

kiến của Kiều. Ông Hoài Thanh, nếu rộng rãi hơn một chút, sẽ
không cho cho câu nói của sư Tam Hợp là chướng mà chỉ nên cho đó
là ý kiến riêng của một người ngoài cuộc xét một việc hơi rắc rối.
Đến như ông Tản Đà lại chê thêm một câu lúc Kiều đâm đầu
xuống sông Tiền Đường thì lầm lắm.

Rằng: Từ công hậu đãi ta

Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.

Ông Tản Đà chua rằng: "Bốn chữ này cũng như chữ "công ít" ở

câu "nghĩ mình công ít tội nhiều". Bổn ý của Thuý Kiều khuyên Từ
Hải ra hàng không phải là "vì việc nước". Chỗ đó chẳng là tác giả "vẽ
rắn thêm chân" mà đã làm cho người trong truyện mang thêm tội lỗi
trong ân nghĩa vợ chồng ru?"

Bổn ý của Thuý Kiều khuyên Từ Hải ra hàng không phải là vì việc

nước? Tôi thì thấy chính là việc nước. Kiều đã nghĩ như nhà sư Tam
Hợp vậy. Từ Hải mà còn làm giặc thì chiến tranh còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.