VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 536

Hai lý lẽ trên có thể tỏ cho ta biết rằng Kiều không hề lẫn chữ

tội với chữ công chăng? Có thể tỏ cho ta biết rằng Nguyễn Du đã
không chướng và hạ một câu văn không khó nghe một chút nào
chăng?

Cái lẽ khả, phủ chúng tôi xin trông ở tấm lòng rộng rãi của bạn

đọc; nhưng trước khi chấm hết bài này, tưởng ta cũng nên nói thêm
một vài câu về cái đoạn nhà sư Tam Hợp thuật về cái đời Kiều cho
Kim Trọng nghe.

Ông Hoài Thanh kể hai câu:

Hại một người, cứu muôn người.

Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng,

Và cho câu đó là chướng, Nguyễn Du để trong miệng một nhà sư,

không được. Có lẽ không được, vì mấy chữ "Hại một người". Chúng
ta đã biết rằng Đoạn trường tân thanh đầy rẫy triết lý nhà Phật,
những người tu hành đạo Phật tất được cảm tình của Nguyễn Du"
nhưng xét một chữ hại của Nguyễn Du thực không có hại gì đến cái
triết lý nhà Phật trong Đoạn trường tân thanh. Tam Hợp, từ trước
đến sau, không hề được chứng kiến lúc Từ Hải bị chết và cũng
không hề biết sự Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến ra thế nào.

Tam Hợp bất quá chỉ là nghe người ta nói chuyện lại mà thôi, mà

ai còn lại gì cái sự nói đi nói lại dễ làm cho câu chuyện sai lạc lắm. Vả
chăng, cái oan khiên của Kiều chép vào sử xanh, hơn một trăm năm
sau, còn có người đọc xong rồi suy nghĩ cẩn thận mà còn không hiểu
thay, còn có người lầm mà kết tội nàng thay, huống chi là người ở
ngay trong thời ấy, có lẽ không bao giờ suy nghĩ về việc ấy cả, vì
người ấy đi tu không giới ý đến những việc trong cõi tục.

Hại một người, cứu muôn người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.