Một nhân vật thời chiến quốc: Kinh Kha
Ít lâu nay, nhiều văn gia, kịch sĩ nước ta quay lại cổ học Á Đông,
thường mượn những nhân vật trong lịch sử để làm tiểu thuyết và
kịch bản. Trong số nhân vật đó, người ta thấy kể nhiều đến Kinh
Kha. Tại sao? Có lẽ không ai biết.
Xét về dũng sĩ, trí sĩ và kiếm khách cùng thời với Kinh Kha thì
nhiều: Chuyên Chư, vì cái ơn Công tử Quang, đi sang tận Thái Hồ
học nghề nướng cá về để lấy cớ mà vào hành thích Vương Liễu;
Yêu Ly, vì tình Hạp Lư một tay cầm giáo đâm suốt vào bụng Khánh
Kỵ; Dự Nhượng ba lần tự đày đoạ thân mình để sau xin đánh vào cái
áo của Triệu Tương Tử trả thù cho chủ cũ là Trí Bá; Nhiếp Chính
đâm chết Hiệp Luỹ rồi tự băm mặt mình ra để báo thù cho Nghiêm
Toại.
Kể về trí, Kinh Kha không bằng Chuyên Chư. Chư, tuy cảm cái
ơ
n của Công tử Quang nhưng vẫn chưa dám đi giết Vương Liễu ngay,
bởi vì còn mẹ; đến khi mẹ chết cũng không đi giết Vương Liễu
ngay, bởi vì chưa học được nghề nấu cá. "Muốn làm việc gì cũng
tất phải nghĩ cho kỹ mới vạn toàn được". Kể về mưu, Kinh Kha
không bằng Yêu Ly bởi vì Yêu Ly chỉ dùng mấy lời nói mà giết
được dũng sĩ Tiêu Khâu Tố, sau lại vào được phủ Khánh Kỵ mà đâm
Khánh Kỵ. "Giết được người ta, cốt ở trí khôn, không ở sức khoẻ.
Tôi được đến gần Khánh Kỵ thì lấy mưu giết hắn như cắt tiết
con gà mà thôi".
Kể về dũng, nhất định Kinh Kha không thể hơn Nhiếp Chính.
Nhiếp Chính một mình sấn thẳng vào dinh Hiệp Luỹ, gián sĩ đều
bị gạt bắn cả đi. Chính vào thẳng đến công đường, rút con dao nhọn
để đâm Hiệp Luỹ. Hiệp Luỹ sợ chạy. Chạy chưa khỏi chỗ ngồi thì bị