phải cho ăn uống, chắc phải nghe lời tôi mà đến ngay. Nếu Kinh
Kha chỉ vì thế mà theo Điền Quang về với thái tử Đan thật, tưởng
cũng không phải là một điều vinh dự lắm. Nhớ lại Chuyên Chư, cái
vũ dũng còn cao biết bao nhiêu! Công tử Quang cũng chu cấp cho
Chuyên Chư, Chuyên Chư từ chối, mãi mới nhận. Nhưng lúc Quang
muốn nhờ việc, Chuyên Chư còn nghĩ mãi và hỏi vặn Quang để xem
công việc mình sẽ làm có phải hay không. Nếu không phải, chưa
chắc đã làm. Kinh Kha không thế. Kinh Kha nhận lời giúp Yên vì
ghét Tần cũng có, nhưng một phần chính muốn giúp Điền
Quang vậy. Thế là trước vì chịu ơn Điền Quang, sau vì chịu ơn thái
tử Đan mà Kinh Kha nhận lời hành thích vua Tần; sau mới đến việc
trả thù cho nước Yên vì ghét bạo Tần.
Nguyên hồi đó, thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần. Thấy
quân Tần đại cử đánh Triệu, biết hoạ tất lây đến nước, ngầm sai
người đưa thư cho vua Yên bảo nên phòng bị việc chiến thủ. Lại bảo
vua Yên nói dối có bệnh, sai người sang đón; sứ giả đến Tần, vua
Tần nói: "Vua Yên không chết, thái tử chưa có thể về được. Muốn
cho thái tử về, trừ phi bao giờ đầu quạ trắng, ngựa mọc sừng mới
được". Thái tử Đan ngửa mặt lên trời kêu to. Một luồng oán khí
thẳng xông lên trời, đầu quạ đều trắng. Vua Tần vẫn không cho
về. Thái tử Đan bèn đổi quần áo, huỷ hình dung, giả làm đày tớ nhà
người ta, đánh lừa ra khỏi Hàm Cốc quan, đang đêm trở về nước
Yên. Giận vua Tần lắm, bán gia tài, họp tân khách để mưu việc báo
thù. Nhờ Điền Quang giúp kế, Quang tiến cử Kinh Kha.
Nói cho thực ra, Kinh Kha chỉ là một tân khách như hàng nghìn
hàng vạn tân khách của Mạnh Thường Quân hay Bình Nguyên Quân.
Thế thôi. Người ta chưa thấy Kinh Kha là dũng sĩ ở một cử chỉ hay
giọng nói nào cả. Chỉ mãi đến khi thái tử Đan bày tỏ công việc nhờ
Kha, Kha mới nói được câu hay: "Tôi hèn kém, e không làm nổi việc
ấy". Đó không phải một câu nói nhún. Chính là sự thực. Người dũng