cũng vậy, bà Sen đứng lúc nào cũng thẳng tắp, rõ ra một ông quan
lớn. Xưa nay một số quan vẫn thế mà. Ngày thì quan lớn như
thần, đêm thì quan lớn tầm ngầm như ma. Bà Sen đã lột được
tâm lý một ông quan vậy. Cái tiếng của bà chọn để đóng cũng khéo.
Trịnh trọng mà chua. Gắt mà lại như mơn trớn. Giá có vở Kiều để
đóng Hoạn Thư thì có lẽ không ai ăn được bà.
Có cần phải nói thêm rằng hai bà Liên và Bích đóng vai vợ cả và
vợ hai Lưu Bình, từ bộ điệu đến giọng hát, đều vững chắc như
thành? Bà Bích hát có vẻ "buôn giọng", bà Liên thì lười nhưng ta phải
thành thực khen rằng chững chạc. Hai bà đã hát to nhất trong cả
đoàn. Các bà khác hát hơi nhỏ, nghe không được rõ. Đó không phải là
một điều chê. Trái lại. Các bà là đàn bà kia mà, ăn nói mềm mỏng
chứ có phải sinh ra để làm những việc xấu xí như hét vào tai người ta
đâu. Đóng cửa lại, êm ấm với nhau để cho các bà rỉ tai ta mà hát, đó
mới thật là sở trường của các bà. Vả lại, nghĩ đi phải có nghĩ lại. Các bà
không phải là voi. Các bà mệt chứ. Nghe lời ban tổ chức kể lại, tự lúc
tập cho đến lúc diễn, có ngót hai tháng trời. Nay diễn thử mai đóng
thử, này học vở cho thật chứ, này chơi cái vai của mình cho thật đúng,
rồi lại ông dàn cảnh này bắt bẻ, rồi lại nhà hoá trang kia làm tội
làm tình trong khi kẻ một cái lông mi, ngài đã thấy mệt chưa? Mà
hàng ngày lại còn phải làm ăn buôn bán nữa, sai bảo kẻ ăn người làm
nữa, nói chuyện nói trò, bán vé bán viếc nữa, tôi bảo thật, nếu phải
địa vị các ông thì đã mệt lử thở chả ra hơi rồi!
Vâng thật thế! Đứng trước tấm lòng quý hoá của các bà, tôi nhận
thấy rằng tất cả mọi người đều quy phục. Việc bán đấu giá theo
lối Mỹ một bó hoa la-dơn và cái lọ cổ (chưa vỡ) được đến hai vạn
đồng là một bằng chứng thành thực tỏ rằng người ta hoan nghênh
hết sức công việc và tối hát của các bà. Ước ao rằng các bà vì việc
nghĩa sẽ còn đứng ra tổ chức những cuộc vui hứng thú như thế nữa
để tỏ rằng trong những đêm sung sướng người ta bao giờ cũng biết