Vé hạng nhất, nghe như bán có năm mươi đồng. Ông nào có
nhân tình trong bọn mười sáu cô này, phải trả một ngàn đồng để
xem cuộc bắt bài này, chắc không cũng tiếc, rên.
Cứ múa nữa đi các em. Bắt bài lối mới, trông tình lắm. Trước
bắt mười sáu cô như thế này, chỉ có vua xem. Thường chỉ có tám.
Các người bắt bài phải đội mũ vận xiêm, đeo hai đèn hai bên vai.
Phiền lắm. Bắt lối tân thời, có vẻ bình dân, nhẹ nhàng. Ánh sáng
đổi màu. Tà áo rung rinh. Thật chả khác mười sáu con bướm con ra
ràng. Đáng tiếc một điều là các cô hát hơi nhỏ. Không. Các cô hát
không nhỏ đâu. Ấy là tại tiếng trống cầm khí to. Nhỏ đi một chút,
không ra răm thì tốt. Giá tiêu lại lên tí nữa, còn hay đáo để. Tuy vậy,
không sao. Cứ trông thấy các cô múa hát người ta cũng đã muốn
rồi. Muốn xem hết buổi diễn từ đầu đến cuối.
Sau khi bà Bạch Liên dạo một bản đàn tỳ và bà Quách Thị Hồ
ngâm một bài thơ bát cú giáo đầu, đến vở chính: Lưu Bình –
Dương Lễ.
Tại sao lại Dương Lễ – Lưu Bình? Ta phải tìm ban tổ chức.
Bà Hồ, để râu theo lối Mac Donald, uốn tấm thân "liễu bồ"
thành cái thế võ "lường sà pát pảo", bảo tôi:
Tôi đố ông biết đấy.
Tôi cam đoan rằng nếu có ai bắt tôi đoản hai mươi năm thọ
thì đành, chứ đoán những cái bí mật của các bà ra thì chịu. Bà nói:
– Vậy thì được, tôi bảo cho mà biết. Chọn diễn vở chèo cổ Lưu
Bình – Dương Lễ chúng tôi không phải là làm một việc cao hứng
nhất thời đâu. Nguyên bà Năm và bà Phúc ở nhà vẫn thường đóng
hai vai Dương Lễ và Châu Long. Chị em tôi nghĩ ngợi. Và một ý tưởng