VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 633

Thực vậy, nước ta là láng giềng trực tiếp với nước Tàu và cùng là

một giống với nước Nhật ở Á Đông. Hai nước này vẫn dùng chữ nho,
không lẽ ta lại lãnh đạm được. Thêm một lẽ nữa là trong khoảng sáu
mươi năm trước đây, chữ Pháp có thay thế chữ nho cũng mới chỉ là
thay thế trong nền học ở các trường công và các nơi thành thị thôi,
chứ ở chốn thôn quê, mà thôn quê là một phần lớn của nước, chữ
nho vẫn thịnh hành, duy có kém ngày xưa đôi chút. Gặp phong trào
này, cái mầm bị vùi dập bấy lâu sẽ lại trở lên với một sức mạnh lạ
lùng. Sau này chữ nho sẽ lại xuất hiện, nhưng điều cầm chắc là
không đem đến cho ta cái lối học từ chương khoa cử.

Tuy nhiên về phương diện mỹ thuật, chữ nho vẫn là những hình

tươi đẹp ngang hàng hoặc hơn những bức tranh Tàu tranh Nhật.

Thì hơn ai hết, nghệ sĩ cần phải viết được thứ chữ đó, hơn thế,

phải viết cho thực tốt.

Nay ta cứ thử tài một nghệ sĩ cách này xem: Ta chọn một nghệ sĩ

có tài trông cái gì vẽ được ngay cái đó, người giống hệt người mà con
sâu con bọ không sai một mảy lông, con mắt. Bấy giờ ta đưa nghệ sĩ
đó chép một dòng chữ nho. Nghệ sĩ sẽ chép được ngay, nhưng cả
khuôn cả nét, so với bản chính sẽ không giống nhau chút nào. Đó là
chuyện chép chữ. Nay nếu để cho nghệ sĩ cứ tập viết dăm chữ thôi,
cho tập trong mười ngày, đến ngày thứ mười một viết ra vẫn còn
xấu lắm. Có giỏi chỉ cũng mới là "thành tự" thôi, chưa thể bảo là
tốt được.

Muốn viết tốt, cần phải tập luôn luôn chứ không thể cậy có tài

vẽ giỏi mà tưởng rằng mình có thể viết tốt trong mươi tuần, dăm
tháng.

Người viết chữ tốt thấy có sự tấn tới cũng mê mải như hoạ sĩ

đương đi trên con đường thành công. Võ luyện văn ôn. Nếu hoạ sĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.