Các ngài có biết hai vị gà chọi anh hùng và con điếm anh thư đó
đã làm thế nào không? Cái mặt xám ngoét lại, cái mũi dài hẳn ra, đôi
chân gióng một như bam bam bắp chuối không đi được, chúng đã
bò nhanh xuống đất, khoá cửa và, trái hẳn với cái lễ phép của
phương Tây, chúng đã móc cẳng lên tai chạy trốn, không huýt sáo,
không vẫy khăn mặt mà cũng không chào anh và tôi một lời. Cái tài
lủi, nhất định là giống cuốc phải tôn chúng lên làm thầy đó!
Những người Nam trèo ống máng lên từng gác thứ hai tìm chúng
không thấy, còn biết làm thế nào? Họ đành phải đập bể một vài
đồ đạc của chúng đi, viết đôi chữ lên tường cho chúng biết và sau
rốt một người đã để lại ở giữa nhà chúng một kỷ niệm lạ lùng mà kỷ
niệm đó nhất định là ai cũng có, chứ không phải là thứ crème aux
oeuf de faisans hawaiens, độc quyền Rudex và Vignais!
*
Trên một căn gác con giữa Hà thành, kẻ cầm bút viết bài đến
đoạn này, vừa vặn ba giờ sáng. Lòng bình tĩnh như không bao giờ có
thể bình tĩnh hơn, tôi bỏ bút xuống và nghĩ lại lần thứ bảy mươi hai
về thái độ của người mình đối với cái hạng Pháp kiều vô lễ nói
trên. Vâng, vâng! Ngay lúc những chuyện đáng buồn này mới xảy ra,
tôi xin thú là đã không có ý tưởng gì rõ rệt; nhưng đến đêm nay
ngồi viết bài này thì thực là nhất định lắm rồi, quả quyết lắm
rồi và tin chắc là phải lắm rồi.
Luôn một tuần, tôi đã đi tìm hỏi ý kiến của nhiều người trong
tất cả các giai tầng xã hội: từ một cô buôn bán ở chợ đến một cậu
học sinh, từ một thanh niên đến một bà quan phụ mẫu, từ một công
chức đến một cụ già đầu bạc răng long. Tất cả đều nói một lời:
"Phải lắm!"
Phải, cái đất này vẫn là đất dung người, ai đến ở cũng được, mà
giống nào cũng được coi là anh em. Người Ấn Độ cứ buôn bán làm