VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 65

Ít lâu nay, người ta thường khởi xướng lên cái thuyết nàng dâu bị

bố mẹ chồng hành hạ và tỏ ý thương xót những người nàng dâu
nhiều lắm, và cố tìm một cách giải quyết có lợi cho những người
nàng dâu ấy. Hay là vì cái thuyết ấy giải quyết xong rồi nên
những người nàng dâu bây giờ đã được phần trên, nên trả thù lại bố
mẹ chồng, và trước khi trả thù mẹ hãy trả thù bố chồng trước đã?

TIÊU LIÊU

Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, số 34 (27.10.1940)

Thứ hai

Người ta đồn rằng ở đây có một ông văn sĩ không ưa "đi mây về

gió" nhưng lại thích gió, nên lúc nào cũng vẽ ở trên bài mình một cái
thuyền và đề chữ "gió đã lên".

"Gió đã lên, cố mà sống cho nguy hiểm", đó là câu nói của cổ

nhân. "Sống cho nguy hiểm" chẳng biết có ích gì không, chứ tôi thì
tôi thấy "gió đã lên" nguy hiểm đã hẳn rồi. Chứng cớ là vừa mới có
gió hanh lên một cái thì những vụ hoả tai đã thấy xảy ra luôn. Trong
một ngày 26, hai đám cháy: một đám ở chợ Vị Hoàng (Nam Định)
thiêu mất 30 gian nhà ra tro, thiệt hại hơn 1.000 đồng. Một đám ở
sau ga Hàng Cỏ Hà Nội (có ảnh ở ngoài bìa),

10

thiêu mất ngót 200

nóc nhà. Thiệt hại hơn 20.000 đồng. Hình như có mấy đứa trẻ bị
thiệt mạng trong vụ này.

Nguyên do? Cũng như hầu hết các vụ hoả hoạn ở đây, nguyên do

chỉ tại người ta bất cẩn. Mùa này là mùa hanh, cái gì cũng khô lại, kể
cả người ta nữa. Người ta đứng gần lửa, lắm lúc cũng có thể bén lửa
mà cháy, huống chi là rơm và gỗ... Thế mà người ta có lấy làm
quan hệ tí nào đâu, người ta cứ coi thường nên người ta đã từng thấy
cái cảnh của bao nhiêu năm trời làm lụng bị thần hoả ra tay tiêu huỷ.
Thật là thảm đạm. Ngọn gió hanh và tính bất cẩn, thủ phạm những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.