bút máy nguyên tử (?)
của anh ta lúc đó trị giá cũng đến 2 vạn bạc.
Mà đẹp làm sao, phì nộn làm sao. Anh ta bảo:
– Anh xem đây thì biết. Tôi mà vào Giáp Bát dạo đó thì đời nào
được như bây giờ.
Bây giờ anh làm gì? Anh bạn tôi giơ một ngón tay lên đôi môi
chum chúm, xo vai lại và khẽ bảo (sau khi đã liếc mắt nhìn ngang
nhìn ngửa một cách cẩn thận rồi): Bí mật, bí mật! Rồi anh kéo tôi
đi, mời nóng một cái "chô-cô-lết" mười sáu đồng một cốc. Đoạn
anh kể chuyện như một nhà chính trị. Anh nói như chim, nói một
tràng, tôi nghe tối tăm cả mặt mũi lại, và mệt quá, và mệt quá. Anh
ta cũng mệt, bèn kết luận:
– Người ta cũng như cái máy đồng chí ạ. Thỉnh thoảng không lau
dầu không được. Ấy là tôi muốn nói khi ta thấy mệt thì nên tìm
thầy mà uống thuốc ngay đi. Tôi, từ độ làm việc (?) vẫn phải uống
thuốc luôn đấy. Đây này.
Và anh chìa cho tôi, một đống "phắc-tuya".
Thì ra ông bạn béo
nhẫy và khoẻ như con vâm của tôi uống thuốc... bổ. Bổ phổi và bổ
thận. Cái thang thuốc đắt nhất của anh, có sâm nhung gia giảm,
hiệu thuốc Đ.T. tính "một cái giá bè bạn" là tám trăm năm mươi hai
đồng.
V. Đánh ô-tô đi nghe... ngâm thơ tình
Lời xưa có nói: buôn tàu không bằng hà tiện. Ấy vậy mà không
hà tiện người ta vẫn cứ giàu, dù người ta chả buôn tàu, – tàu thuỷ
cũng như tàu hoả.
Người ta làm giàu bằng một cách đặc biệt, và càng phí phạm càng
giàu. Ở tỉnh Hà Nội, có nhiều người cũng thế. Có người thừa của
không biết làm gì, mỗi tối đánh tài sửu thua hàng vạn mà vẫn ăn