Trên một tờ giấy nữa, Maigret viết hàng chữ Câu hỏi. Rồi ông nắn nót
từng chữ như một cậu học sinh dư thời giờ.
Rosalie có thật bị hành hung hay cô ta chỉ tưởng tượng ra? Françoise có
bị hành hung hay không?
Nếu đúng như vậy thì kẻ gây ra có phải cùng là một hung thủ đã giết hai
người phụ nữ trước không?
Người đi đôi tất xám có phải là hung thủ không?
Ai là kẻ đã giết hung thủ?
Bà Maigret bước tới liếc nhìn về phía giường, đi thẳng vào trong buồng,
cởi nón và áo manteau rồi đến ngồi cạnh ông.
Với cử chỉ miễn cưỡng, bà cầm tập giấy và cây viết chì, thở dài nói:
— Anh đọc đi!
Ông cảm thấy phân vân trong khoảnh khắc giữa một bên là ý muốn gây
chuyện lần nữa, xem thái độ vừa rồi của bà là một sự chống đối, một sự
nhục mạ và một bên là sự mềm lòng cần thiết để có sự hoà hoãn vợ chồng.
Ông quay đầu nhìn nơi khác một cách vụng về cũng như mọi lúc gặp
phải trường hợp như thế này. Bà đọc lướt qua các dòng chữ đã viết.
— Anh có ý kiến đấy à?
— Không có gì hết!
Ông nổi xung rồi! Không, ông không có ý kiến gì hết! Không, ông
không cần chui đầu vào trong câu chuyện rắc rối này để làm vui! Ông điên
lên rồi đây! Ông sắp đến lúc buông hết rồi! Ông muốn được nghỉ ngơi,
muốn sống vài ngày phép còn lại trong trang viên của Leduc, giữa bầy gà
vịt, giữa những tiếng động ru ngủ của trang trại, mùi bò, ngựa... Nhưng ông
lại không muốn lùi bước! Ông không muốn ai làm thầy đời hết!
Bà có hiểu thế không? Bà có sẵn lòng giúp đỡ ông không, thay vì lại cứ
ngu ngốc xúi ông đi nghỉ?
Trong đôi mắt xao xuyến của bà đã có câu trả lời rồi đấy! Câu trả lời ít
khi dùng đến:
— Tội nghiệp anh Maigret của em!
Bà gọi Maigret như thế trong vài trường hợp, khi bà nhận ông là chồng,
là chủ, là sức mạnh là khối óc của gia đình! Có lẽ lần này bà gọi như thế mà