- Có một điểm đúng được đặc biệt chú ý. Ngài Giraud, ngài cho biết ngài
không cảm thấy một điều gì quen thuộc trong vụ này à?
- Tôi không thể nói ngay. Mặc dù tôi cảm thấy rằng không.
- Ngài sai lầm rồi - Poirot điềm tĩnh nói - Hầu như một trọng tội đúng như
thế này đã xảy ra trước đây.
- Khi nào? Và ở đâu?
- Chà, tiếc rằng điều đó lúc này tôi chưa thể nhớ lại được. Tôi hy vọng rằng
ngài có thể giúp tôi.
Giraud hầm hừ vẻ hoài nghi.
- Có thể nhiều vụ án trong đó có những kẻ phạm tội đeo mặt nạ kia mà. Tôi
không thể nhớ mọi chi tiết liên quan đến chúng. Mọi tội ác đều ít nhiều
giống nhau.
- Nhưng có một nhân tố là dấu ấn cá nhân - Poirot nói với tất cả chúng tôi
nhưng một diễn giả - Bây giờ tôi sẽ nói cho các ngài về tâm lý tội phạm.
Ngài Giraud hiểu rất rõ rằng, mỗi kẻ phạm tội có một phương pháp đặc biệt
của riêng mình và cảnh sát được mời nghiên cứu vụ án, chẳng hạn một vụ
cướp, bao giờ cũng phải xác định tương đối chính xác nhân cách kẻ phạm
tội theo phương pháp đã sử dụng để phạm tội. Japp cũng sẽ nói với chúng
ta đúng như vậy thôi, Hastings ạ. Con người là một thực thể không độc đáo.
Con người không độc đáo trong khuôn khổ luật pháp, trong cuộc sống cá
nhân hàng ngày của mình, nhưng nó cũng không độc đáo như vậy cả trong
việc vi phạm pháp luật. Nếu nó phạm tội một lần nào đó thì mọi tội ác khác
mà nó gây ra cũng sẽ giống trọng tội đầu tiên. Một kẻ sát nhân người Anh
giết chết vợ bằng cách dìm vợ trong nhà tắm chính là một ví dụ như vậy.
Nếu như nó thay đổi các phương pháp của mình thì có thể nó đã tránh được
sự bắt bớ cho đến ngày hôm nay. Nhưng hắn trở thành nạn nhân của sự suy
nghĩ rập khuôn, vì cho rằng một lần thắng lợi sẽ thắng lợi lần thứ hai và
phải trả giá cho sự thiếu độc đáo của mình.
- Chà, ý nghĩa lý luận tràng giang đại hải này là gì? - Giraud nói một cách
nhạo báng.
- Ý nghĩa của nó là ở chỗ, khi anh thấy hai tội ác tuyệt đối giống nhau về kế
hoạch và việc thực hiện thì có thể giả định rằng đó là kết quả của cùng một