quê hương an nghiệp làm ăn, khuyên không được nhận chức
tước và thờ vua mới. Đạm nói : « Còn ta, nếu người Pháp có
hỏi, các ngài cứ bảo họ vào trong rừng này tự khắc tìm thấy
ta ».
Nói dứt lời. Đạm trật chiếc khăn đang đội trên đầu thắt cổ
tự tử.
Tôn-thất-Đạm mới 22 tuổi.
Các quan xúm lại, ôm lấy thân Đạm mà khóc. Tiếp, kẻ
đào lỗ, người gói gấm. Tính-mệnh của người anh hùng phút
chốc đã biến thành một nấm đất vàng tưới bằng giọt nước
mắt của hơn trăm tướng-sĩ. Khi các quan ra hàng, thấy thiếu
mặt Tôn-thất-Đạm, Thiếu tá Dabat vội cho quân vào tìm
trong rừng thì quả nhiên thấy mộ của quan Khâm-sai, bên
cạnh có lưỡi gươm mà sinh thời Đạm thường cầm.
Sống, Đạm vùng vẫy ở đất Hà-tĩnh ; chết, chôn ở ngàn
Hà-tĩnh, cạnh chùa Vàng-liêu nơi mà mấy năm trước, hễ gặp
khánh-tiết thì Đạm cùng với bách quan ra bái vọng và truy-
niệm tổ-tiên ở chỗ đó.
Mấy hôm sau, Lê Trực cũng ra yết-kiến Thiếu tá Dabat.
Thủy-chung Trực vẫn giữ lời hứa là không đánh nhau với
quân Pháp nữa, nhưng quyết về an dưỡng ở quê xưa, không
chịu ra làm quan với triều đình Huế.
Các quan văn võ trước kia theo vua Hàm-Nghi, cũng
người bị bắt, kẻ lục tục ra hàng. Cái chí phục quốc nó bồng
bột lên trong mấy năm 1885, 1886 và 1887, sau rốt thành ra
đống tro tàn, mấy vạn chiến sĩ và trung thần chỉ còn lưu lại
một vết máu mà thời gian không thể xóa nhòa được ở trong