lịch sử.
Hai người có công trong việc bắt vua Hàm-Nghi là
Nguyễn-tinh-Đình và Trương-quang-Ngọc đều được trọng
thưởng.
Đình được bổ vào làm hiệp quản ở Bình-thuận, nhưng tự
nhiên mất tích rồi cũng không ai biết là mai một ở đâu.
Còn Ngọc thì thăng chức lãnh binh. Song Ngọc đến nhậm
nơi nào cũng bị các quan liêu khinh bỉ, không thèm giao thiệp
với, chê là một tên phản quốc.
Không thể chịu mãi được sự nhục nhã, Ngọc phải xin bổ
về đóng ở đồn Thanh-lạng, ngay quê nhà.
Tối 24 tháng Chạp 1893. Ngọc đang hút thuốc phiện thì
chợt ngoài đồn có tiếng hò reo, tiếp một toán quân có đủ khí
giới phá các cửa cùng sấn vào. Ngọc vội giựt lấy cái nỏ, món
khí giới mà Ngọc sở trường, vừa chạy ra toan chống cự thì
trúng một viên đạn xuyên bả vai. Ngọc vừa ngã thì họ kéo
chạy đến cắt lấy đầu và reo : « Ngọc chết rồi ». Mất chủ
tướng, quân trong đồn không chống nổi, đều bị giết.
Người chỉ huy quân đội giết Ngọc hôm đó là Lãnh-Thạc,
bộ tướng của Phan-đình-Phùng.
Thạc phóng hỏa đốt đồn Thanh-lạng, bỏ thi thể Ngọc đó
và sách đầu Ngọc đến treo ở túp nhà tại khe Tá-bào là chỗ
vua Hàm-Nghi ở trước.
Cái thi hài thối nát và không đầu của Ngọc mấy hôm sau
người nhà mới dám đến lượm và chôn ở cách đồn Thanh-lạng
là chỗ Ngọc bị giết chừng vài trăm thước.