tháng, nhưng đã hiểu rõ tình-hình nước Việt-nam. Thống-soái
hiểu rằng nếu triều-đình Huế còn đứng vững, nếu Nam-triều
còn có hy-vọng thoát ly những điều bắt buộc trong hiệp-ước
mồng 6 tháng Sáu 1884, nếu Việt-nam còn có chí muốn
khôi-phục chủ-quyền ở đất nước mình, là nhờ ở hai người :
Tôn-thất Thuyết và Nguyễn-văn Tường.
Nếu Tường và Thuyết còn ở ngoài cương-toả, còn đứng
làm trụ cho Nam-triều, thì Nam-kỳ dù chinh-phục, Bắc-kỳ dù
thất thủ, đối với người Pháp, vấn-đề Việt-nam cũng chưa
giải-quyết.
Khi tới vịnh Hạ-long, Thống-soái De Courcy nói : « Đoạn
trót việc này là ở Huế ».
Đại-tướng Brière de L’Isle cũng nhắc luôn với các tướng
thuộc-hạ câu : « Muốn giải quyết việc Đông-dương, chỉ có
một cách là bắt hai viên Phụ-chính ».
Những việc mà Thống-soái De Courcy định làm ở Huế,
các tướng thuộc-hạ của Thống-soái đã biết rõ ngay từ khi
Thống-soái rời xứ Bắc-kỳ cho nên tại Paris có tiếp được bức
thư sau này của một viên sĩ-quan, đề ngày 1 tháng Bảy
1885 : « Sáng 27 tháng Sáu, Thống-soái De Courcy cùng với
Đại-tá Crétin và các quan hầu đã xuống Hải-phòng đáp tầu
Henri Rivière đi Huế. Đi theo tầu này có tầu Brandon chở lữ-
đoàn quân Ả-rập số 3 và 500 bộ-binh. Lính Ả-rập sẽ đóng tại
Huế. Chuyến này có lẽ Thống-soái sẽ đối phó một cách quyết
liệt. Chậm còn hơn không. Rồi đây chẳng biết Thống-soái có
bắt Tường và Thuyết không hay chỉ bẻ gẫy sức hoạt-động
của hai người ? Người ta đồn rằng những vàng bạc châu báu