sứ tới nơi : sinh kỳ đổi sắc. Thần dân hạ quốc, may được
hưởng phúc thái bình ở lúc này chăng ?
« Chúng tôi muội bầy tỏ, rất trọng thương đến bình dân,
dở uy thần võ, trừ bọn nghịch thần cho chung quanh nhà vua
được trong sạch, dẹp chánh xấu để chỉnh đốn cương kỷ trong
triều đình, Thần dân xiết bao vui mừng.
« Nay kính bẩm ».
De Courcy đánh Huế. Cái ý nguyện đầu tiên của Nguyễn-
hữu-Độ đã đạt. Nhưng có mấy điều Độ không ngờ là Tôn-thất
Thuyết mang cả vua Hàm-Nghi đi trốn, thành ra nước Nam
không vua. Thứ là Thuyết đi mà Tường ở lại vẫn ngồi ghế
thủ-tướng như cũ, khiến cho cái địa vị mà Độ thèm muốn vẫn
bị kẻ thù ngồi mất. Độ không lách được vào đâu mà ngồi.
Nhưng là một tay tính việc rất khôn khéo, Độ không thất
vọng. Ông viết thư cho tất cả những người Pháp có thế lực
mà ông quen biết để dèm pha Nguyễn-văn-Tường, trong số
có bức thư gửi cho De Courcy, người mà ông trông cậy hơn
cả, vì hiện là người có thế lực nhất :
« Nguyễn-hữu-Độ kính bẩm Nguyên-soái đại thần cùng
quí liệt soi xét :
« Bản quốc gần mấy năm đây, gặp việc biến luôn, toàn
nhờ thượng quốc giúp sức. Gần đây nghe tin trong kinh thành
Huế, hai vị phụ chánh đại thần, gây ra mối hấn kịch, rất đỗi
kinh hoàng. Nay lại nghe nghịch thần Nguyễn-văn-Tường
băng mình ra thú, đem công việc hư hỏng lâu nay đổ cả cho
một mình Tôn-thất-Thuyết, để mong tránh họa mình ; hoặc
là giả ra đầu thú mà ở trong ngầm làm việc ám muội gì, cũng