Trịnh Sâm được thay cha lên làm Chúa Bắc Hà, lấy hiêu là Tĩnh đô
vương.
Tĩnh vương không quên câu đe dọa hồi còn ở ngôi Thế tử.
Nhưng mấy năm đầu, Vương sở dĩ còn dùi dẳng là vì truất bỏ một vị
Thái tử không dễ như cách chức một tên nội giám trong cung; cần phải có
một cớ - dù chính đáng hay không cũng được – để thân minh với quốc dân.
Sau rốt, Tĩnh vương tìm được một cớ là vu cho Thái tử thông gian với
những phi tần của cha mình.
Không luận rằng cái cớ “tổ truyền”
(3)
ấy công chúng có chịu nuốt trôi
hay không. Tĩnh vương cũng cứ sai hai viên quan hoạn thân tín là Vũ Huy
Đĩnh và Hoàng Ngũ Phúc vào nội điện bắt Thái tử hạ ngục.
Người ta sẽ chê Thái tử là chất thực quá, nếu chàng không đoán biết là
sẽ có một cái vạ tày đình từ Trịnh phủ gieo xuống thân mình mà liệu cách
đề phòng.
Có, Thái tử đã đoán biết cả. Vì đoán biết nên chàng thận trọng từng ly,
từng tý, khiến cho Tĩnh vương tuy tốn công dò xét mà không bắt được
chàng làm một việc gì trái với pháp luật hay luân thường.
Vua Lê cũng hết mực lo lắng cho con. Nhất là từ hồi trong giếng Tam
sơn ở sau điện có tiếng nhưng tiếng sấm nổi lên thì nhà Vua lại càng tin
rằng tất có biến cố xảy ra, nên cho cầu đảo suốt đêm ngày, hy vọng là
thượng đế sẽ thấu tấm lòng thành của nhà Vua mà cho họ Lê được tai qua
nạn khỏi.
Nhưng ý định của hóa công là bất di bất dịch.
Liệu biết là giờ khốc liệt của mình đã gần đến, Thái tử lẩn trốn vào nội
điện của vua Lê, tin rằng họ Trịnh sẽ vì nể mặt nhà Vua mà cho Thái tử
được an toàn. Nhưng đó là một cái ảo tưởng. Vì Vũ Huy Đĩnh, sau khi lục