quan ra đón ở đàn Nam Giao và cắt cử một vị hoàng thân thay mặt Vua để
phòng ứng tiếp Vua Tây Sơn. Nhưng khi đi qua Giao đàn, võng Nhạc cứ đi
thẳng mà đi thật mau. Hồi lâu mới cho một quan hầu trở lại nói:
- Quả nhân tôi thấy Tự hoàng giữ lễ quá, sợ đi xe thì chậm làm nhọc cho
Tự hoàng phải chờ lâu mà mang tiếng thất lễ nên phải vội. Vậy xin Tự
hoàng cứ về cung, mai thong thả sẽ xin tiếp kiến.
Mấy hôm trước Tự hoàng (Duy Kỳ) vẫn còn phân vân, không biết nên
hàng hay không. Nay thấy ngôn ngữ của Vua Tây Sơn có vẻ rất khoan hồng
nên không nói đến chuyện hàng nữa.
Hôm sau, Huệ cho đặt chỗ ngồi ở phủ đường, lấy lễ là cuộc tương kiến
của hai Vua, Nguyễn Nhạc ngồi sập giữa, bên tả là ghế Tự quân, bên hữu là
ghế Nguyễn Huệ. Các quan văn võ thì đứng dàn hai bên. Nghi vệ coi rất
nghiêm chỉnh. Khi xe Tự quân đi đến cửa phủ, Nhạc sai quan ra đón. Tự
quân đi bộ đến trước thềm thì Nhạc xuống sập và sai Nguyễn Huệ mời vào.
Tuy được Vua Tây Sơn đón tiếp rất long trọng. Nhưng trong lòng Duy
Kỳ hồi hộp không biết ngần nào. Nhưng bước hiểm nghèo chàng trải qua đã
nhiều. Song không bao giờ làm cho chàng bối rối đến như bây giờ. Vì,
trước kia chỉ là những việc có quan hệ đến một cá nhân, mà cuộc hội kiến
với Vua Tây Sơn bây giờ, trong khi định đoạt số mệnh của chàng, sẽ liên
quan cả đến cái tương lai của một dân tộc. Cuộc hội kiến lại càng làm cho
chàng bối rối hơn nữa, vì đã ấn định trước rằng việc ứng thù, chàng sẽ phải
nhường cho các quan theo hầu mà chính chàng chỉ ngồi để làm một hư vị.
Sau khi an tọa rồi, Vua Tây Sơn trông về phía Tự quân hỏi:
- Hoàng thượng năm nay bao nhiêu tuổi?
Thị thần trả lời thay và tâu:
- Quốc dân chúng tôi tuy bị họ Trịnh lộng quyền đã mấy đời nay, thành
ra trên dưới điên đảo; nay được nhà Vua ân sâu, nghĩa lớn đem quân ra giúp