VUA LÊ CHIÊU THỐNG - BÁNH XE KHỨ QUỐC - Trang 43

Cờ đến tay

- Tôi nghĩ trong nước mới yên, cần phải lưu lại để giúp nhà Vua sửa

sang lại chính trị.

Câu trên này thốt ra ở miệng Vua Tây Sơn, trong cuộc tiếp kiến mà

Nguyễn Huệ đặt cho cái tên rất bình đẳng là “cuộc hội kiến của hai vua”.

Nếu nó được thực hiện thì hạnh phúc cho nước Việt Nam không biết

nhường nào. Nói thế không phải chê Vua Chiêu Thống

(1)

là ấu trĩ quá,

không đủ uy quyền để trị nước, vì nhà Vua nay đã trưởng thành rồi. Cũng
không thể trách được là nhà Vua thiếu tài, vì cậu thanh niên Duy Khiêm rất
tuấn tú và thông minh không thể chỉ trong khoảng thời gian vài năm, trở
nên Vua Chiêu Thống tối tăm và ngu dốt.

Muốn phán đoán cho công bằng, thiết tưởng các bạn chỉ nên xét qua về

bộ máy chính trị của nước Việt Nam vào thời Lê mạt.

Nhà Lê từ hồi trung hưng trở về sau, thật ra chỉ có hư vị. Tuy nhiên sáu

Chúa Trịnh đầu (Kiểm, Tùng, Tráng, Tạc, Căn, Cương) còn tỏ ra tôn trọng
quân quyền, nghĩa là mỗi việc trước khi thi hành còn bẩm mệnh vua Lê. Và
khi Nguyễn Công Hãng khuyên Trịnh Cương dùng mũ áo sắc vàng để phân
biệt với các quan, thì Cương còn từ chối, nói đó là sắc để dành riêng cho
nhà Vua . Như từ đời Trịnh Giang trở đi thì thiên hạ không biết cái uy
quyền của họ Lê nữa, tuy người ta vẫn vì quen miệng mà dùng tiếng “ vua
Lê Chúa Trịnh”.

Họ Trịnh tuyển bổ các quan văn võ.

Họ Trịnh chủ trương việc thi cử.

Họ Trịnh giữ cả tài chính trong nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.