vì cái lẽ đó mà chúng tôi mời bà con đến đây, chúng ta cùng bàn định xem,
chúng ta đi hay ở… Về dự với chúng ta hôm nay, có đồng chí Tấn Lương,
là cán sự huyện uỷ Gia Lộc, cùng một số đồng chí khác. Họ tuy không phải
là người Đức Đại nhưng rất quan tâm tới cuộc họp quan trọng của chúng ta
hôm nay…Kính mời đồng chí Tấn Lương lên nói chuyện với bà con…
- Cậu Lân con bà giáo Thuận càng ngày càng chững chạc lắm nhỉ… Cụ Ký
Căn quay qua cụ Hội Níp gật gù…
- ờ thì, hổ phụ sinh hổ tử mà. Ông giáo ngày trước cũng thế đấy… ờ, nghe
anh cán bộ huyện nói xem có lọt lỗ nhĩ bằng cậu Lân làng ta không nào…
- Kính thưa bà con - Đồng chí Tấn Lương cất lời - Đức Đại chúng ta nằm
trong vị trí chiến lược của cả ta và địch. Đây là một trong những mảnh đất
án ngữ hai con đường giao thông huyết mạch, không thể bỏ qua. Bên nào
có được mảnh đất này, bên đó sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động ra cả một
vùng rộng lớn.Chính vì Đức Đại nằm ở vị trí quan trọng đó nên năm lần
bảy lượt, quân địch ở đồn Phương Điếm chà đi sát lại mảnh đất này. Nay
chúng giở trò dồn dân đuổi làng, định biến nơi đây thành vành đai trắng,
nhằm gạn lọc, cách ly lực lượng kháng chiến. Chính vì vậy, tỉnh uỷ Hải
Dương cũng như huyện uỷ Gia Lộc rất mong nhân dân Đức Đại ở lại đấu
tranh bám đất, giữ làng, làm bàn đạp, chỗ dựa cho các lực lượng kháng
chiến đi về. Bà con không lo đơn độc. Cùng với Đức Đại, nhân dân các
làng lân cận sẽ sát cánh bên bà con, chiến đấu với quân thù. Và bộ đội Tây
Sơn cùng với anh em du kích sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bà con… Rất
mong bà con đứng dậy giữ lấy mảnh đất tổ tiên đã để lại…
Những lời lẽ phân tích của Lân, của đồng chí Tấn Lương đã tác động mạnh
tới tình cảm gắn bó của nhân dân Đức Đại với mảnh đất họ đang sống.
Phần lớn bà con nhất trí đồng tình ở lại đấu tranh với địch. Cụ Thoa, già cả,
một bên tai điếc tịt, bên kia nghe chỉ thấy lào thào vẫn hăng hái đứng lên.
Vịn cánh tay khẳng khiu như cành xoan mùa đông vào cột đình, một tay
xoa xoa khuôn mực lép kẹp đang phập phù, cụ vừa nói vừa hổn hển thở:
- Đi là đi thế nào… Quê cha đất tổ chúng nó đâu chúng nó không ở mà đến
đây đòi dọn, đòi dồn… đứa nào có giỏi thì cứ bước vào đây. Mảnh đất này