lắm. Tôi nhập quốc tịch Alien từ năm 1964. Khi nào chết, tôi mong được
chôn cất ở đây.
Đen bên cánh cổng gỗ, Huston chống khuỷu tay lên thanh ngang cao nhất
và bảo:
- Bấy lâu nay tôi hay để ý cậu. Bởi cậu quá bận rộn đi phỏng vấn này nọ
nên không biết trên đời có nhiều người đang quan sát mình. Cậu có tham
vọng, tôi tán thành đấy. Cậu có hơi tàn nhẫn một chút, tôi cũng không chê.
Không nhẫn tâm, khó lòng công thành danh toại. Nhưng ở cậu có một điểm
khiến tôi lo lắng. Ý tôi là, nếu cậu là con ruột của tôi, tôi chắc sẽ mất ăn
mất ngủ về điểm này. Nghĩ đến cậu ra đời, dấn thân vào thế giới rộng lớn
kia, tôi đâm ngài ngại. Hình như cậu kỳ vọng ở con người nhiều quá.
Huston mở then cổng dẫn Glass đi vào con đường nhỏ uốn khúc nơi trồng
toàn thông cao vút. Ánh sáng ở đây màu xanh nâu, không khí mát mẻ hơn
ngoài đồng trống. Huston bá vai Glass, thân mật bóp nhẹ:
- Hồi trước tôi có quen một gã khá bặm trợn nhưng vui tính, hóm hỉnh. Tôi
luôn nhớ hắn đã rỉ tai tôi: “Nếu muốn biết trong phòng ai là đứa khờ nhất
thì xin nói thật, là cậu đấy”. (Huston cười khùng khục, nghe như có dòm
đặc bám sâu trong phế quản). Tôi nhớ mãi câu nói chí lí ấy: “Nếu không
biết trên đời ai khờ nhất, kẻ đó chính là ta”. (Bàn tay hộ pháp của ông lại
nắn vai Glass). Này chàng trai, cậu cũng nên nhớ câu ấy.
Giờ ngồi trong văn phòng cao ngất so với mặt đường Bốn mươi tư, Glass
nắm ống nghe trong bàn tay run lẩy bẩy và quay số. Một giọng New York
chính hiệu vang lên, ngân nga như hát: “Ông cần gì ạ?”
- Alison O’Keeffe có đấy không? Bảo có John gọi tới, cô ấy sẽ biết ngay.
Gõ nhịp ngón tay xuống bàn, Glass lắng nghe sự im lặng hoang hoải trong
điện thoại. Ông buồn bã nghĩ thầm: Trên đời này còn gì đau khổ hơn nếu
mai này người tình sẽ dứt áo ra đi?