đậu của dân trồng xanh tốt, vua đòi viên cai quản đám tọa thượng nô lên
điện dạy:
- Ngươi đem đám nô bộc của ta sang bên bờ bắc sông Tô Lịch, ta nghe
nói đất vùng ấy tốt lắm, cắm lấy vài mẫu trồng tỏi cùng các loại rau đậu cho
ta.
Ba tên quản nô vòng tay thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, các thứ trong cung dùng, đã có quan đại an phủ sứ
thường ngày bắt dân đem đến phụng đủ rồi ạ.
Vua gắt:
- Ta biết rồi! Trồng để bán.
Thế là bọn nô bộc của nhà vua ùa đi chiếm đất của dân. Nhưng chúng
chỉ trồng tỏi là nhiều thôi. Đến mùa thu hoạch, vua tự định giá các loại
hành, tỏi, rau đậu rồi cho lính đem tới các nhà có máu mặt, bắt phải mua.
Có thứ chỉ đáng giá một tiền, vua đòi phải trả đủ một quan. Rồi lại bắt thợ
khéo từ Thanh Hóa, từ Quảng Oai về cung làm quạt lụa, và cũng định giá
bắt các nhà phải mua như thế. Từ ngày có lệ này, các.nhà quan, nhà giàu,
nhà buôn đều tức vua lắm.
( Khu đất bên kia sông Tô Lịch nay là vùng đất giáp phường Bưởi.
Ngày xưa thường gọi là khu Vườn tỏi. )
Lại nói đến cuộc thi do Bùi Khoan bố cáo. Dân bợm rượu bàn tán xôn
xao khắp kinh thành. Kẻ nào cũng bắt vợ con bòn mót các thứ bán lấy đủ 10
quan để đi thi. Nhiều nhà nghèo, chẳng có gì để bán. Chồng bèn giỗ vợ:
"Nhà cứ chịu khó vay đâu đó, xong tôi sẽ đưa lại cho mình cả trăm quan.
Sức tôi uống dư mười lăm đấu, mà lệ thi chỉ phải uống có mười đấu thôi, lo
gì".
Vì hám tiền, nên tới ngày mở cửa cung, khách tửu thí vào đông nghìn
nghịt, chen chúc nhau tới cả mấy ngàn người; có nhẽ còn đông hơn đám sĩ
tử và gia nhân kéo nhau về kinh trong kỳ thi hội mấy năm trước.
Bùi Khoan cho tất cả các loại tửu thí đều được chơi quanh hành lang đại
điện, được ngó hồ Lạc Thanh chớ không được leo lên các cây cầu.
Quan chính chưởng phụng ngự hôm nay mặc áo đại trào màu tía, đội
mũ giải trãi, lưng thắt đai thêu chim phượng, có đính mấy hạt ngọc minh