Không khí trong quán như được xông bằng rượu. Nới dại, lúc này mà
có ai châm đóm hút thuốc lào, nhất định lửa sẽ bùng lên cháy quán ngay lập
tức.
Triều đình chưa phát tang, nên chưa có lệnh cấm các cuộc vui. Dân
chúng cũng cứ giả vờ, xem như chưa có chuyện nhà vua qua đời. Bởi thế,
họ cứ ăn, cứ uống, cứ vui chơi, ca hát. Người ta nói đủ thứ chuyện. Nào hai
cây quế trong điện Song Quế, một cây tự nhiên chết đứng. Chẳng hiểu đó là
điềm gì. Lại cá sấu bò lên chân ngọn giả sơn đớp vào cẳng sau con hổ đang
nằm ngủ, kéo xuống dìm chết trong lòng hồ Lạc Thanh. Như thế có nghĩa là
âm thịnh, dương suy. Còn loạn, còn khổ.
Lạ nhất là đám giáo phường, bỗng dưng thay tích hát. Các phường đang
diễn tích "Tây Vương Mẫu", "Tô Vũ chăn dê", bỗng quay ra diễn: "Khương
Tử Nha hạch tội ác Trụ vương", hoặc tích "Bạo chúa Lê Ngọa triều".
(- Khương Tử Nha, tướng của Võ Vương diệt vua Trụ, lập ra nhà Chu,
khoảng thế kỷ thứ 10 trước Tây lịch. Đây là đoạn Khương Tử Nha bắt được
ác Trụ và đang hỏi tội y.
- Lê Long Đĩnh, biệt hiệu "Ngọa triều" (1005-1009) là một tay hoang
dâm vô độ và tàn ác không kém vua Trụ. Long Đĩnh mắc bệnh "sa đì"
không ngồi được, phải nằm thiết triều nên đời gọi ông là "ngọa triều".)
Dân chúng đi xem hát nườm nượp. Ba bơn phường cùng diễn một tích,
vẫn không đủ chỗ cho người xem.
Dụ tông mất mà chưa kịp viết di chiếu chọn người kế vị, sợ có biến, nên
quan chánh chưởng phụng ngự Bùi Khoan cho đóng hết các cửa cung lại và
truyền: "Cấm vệ quân phải canh phòng cẩn mật, nội bất xuất ngoại bất
nhập". Hiển từ thái hậu lòng đang ngổn ngang trăm mối. Bà nghĩ việc chọn
người nối dòng đại thống lúc này cực kỳ hệ trọng. Bà cũng biết, nếu không
kín nhẽ, họa sẽ từ đấy mà ra. Cho nên việc Bùi Khoan cấm cung cũng là
phải.
Chính chưởng phụng ngự khúm núm tâu:
- Thiên tử băng, không kịp viết di chiếu, xin Thái hoàng thái hậu cho ý
chỉ.
Bà Hiển từ gạt nước mắt, xuống lệnh: