VƯƠNG TRIỀU SỤP ĐỔ - Trang 15

Hàng Châu vào thời Nam Tống, khi phơi hàng mộc ngoài trời, bỗng có đàn
chim diêu bay qua, thình lình có con ỉa rơi đúng vào thành một chiếc bình.
Khi người thợ nhúng men không biết, cứ để thế tắm men. Kịp khi nung chín
rồi dỡ hàng ra, thấy một chiếc bình có màu sắc rực rỡ kỳ lạ, khác hẳn với
những chiếc cùng loại Mãi sau người ta mới phát lộ ra cái chuyện "phân
diêu". Cánh thợ gốm đặt cho nó cái tên: "Diêu biến". Cho là vật quý, lò
gốm đem dâng vua Tống. Nhà vua ưng ý lắm, sai chế ít món đồ có kiểu
men này. Nhưng chế làm sao nổi. Vài năm sau có người thợ giỏi, chế tác
được loại men có màu gần giống như thế, gọi là "Định Diêu”. Đem tiến,
vua tạm ưng. Và dụ rằng: "Các loại đồ chế theo kiểu men này, cấm không
được bán ra ngoài dân gian, vì vậy mới có tên là "Quân Diêu”. Và dưới trôn
mỗi món đồ đều viết hai chữ: "Ngư dụng" đóng khung chữ nhật, màu đỏ.
Ấy là ở đời Nam Tống khi còn thịnh kia, chứ bây giờ thì họ bán như bán
rau đầy các chợ Hàng Châu. Việc ấy Dụ tông sao biết được.

Thấy Dụ tông cựa mình, Trâu Canh giơ tay làm hiệu cho đám nhạc

công, ca công hãm bớt âm lượng để nhà vua ngủ thêm lát nữa. Trâu Canh
biết, nhà vua chỉ ngủ chập chờn thôi. Suốt ngày đêm hành lạc và hưởng lạc,
thì làm sao mà ăn ngon ngủ yên được. Y bỏ củ sâm thái dở vào hộp đậy kín
lại rồi chế nước sôi vào ấm “Diêu biến" đặt trong chiếc giỏ ủ, lót gấm màu
huyết dụ.

Là một thầy thuốc lão luyện, lại được chân truyền từ nhiều dời, Trâu

Canh biết Dụ tông yểu thọ lắm. Chân âm của ông ta hầu như đã kiệt. Mà
hằng ngày ông lại hối thúc phải bổ dương cho ông ta hành lạc. Còn một
phương thuốc cuối cùng, Trâu Canh đem ra cung hiến nốt. May mà y đã
liệu tính từ mấy năm nay, lại được quan chi hậu Mai Thọ Đức, là một hoạn
quan được nhà vua tin cẩn vào bậc nhất tiếp tay, nếu không thời cũng đến
thúc thủ. Quan chi hậu cục là người được đặc cách trông coi đám cung nữ
và phi tần của nhà vua. Lại được toàn quyền tuyển lựa mĩ nữ, thục nữ trong
toàn cõi Đại Việt, đưa về cung hiến cho vua dùng dần. Vì thế Trâu Canh đã
nhờ Mai Thọ Đức lựa cho mấy đứa trẻ con cỡ chín, mười tuổi đem về nuôi
vỗ. Và cứ đứa nào vừa tới tuổi dậy thì, tức là khi chúng vừa tròn 13 tuổi, thì
quan ngự y đến khám lại cho thật tinh tường một lần nữa. Thiếu nữ đó phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.