ôi, ở đời còn có cái gì quý bằng mạng sống, thế mà Sankra dám dấn thân
cứu ta. Còn ta lại cứ tin vào vài thứ đồ vô tri vô giác nó cứu mình. Đáng
kính thay tấm lòng trượng nghĩa của một nàng hầu.
Ngày tháng thấm thoắt trôi, Lưu Nương Tú nóng lòng không biết số
phận Nhật Lễ ra sao. Liệu con bà có chèo chống nổi, có trừ khử được đám
tôn thất mưu phế truất nhà vua. Biết bao nhiêu điều hối thúc như lửa đốt
đầu, mà ta lại sa vào cái bẫy của tên vô lại này. Thân phận chẳng khác một
kẻ lưu đầy. Nghĩ vậy, Lưu Nương Tú cắn răng mà học, cố ghi nhớ lấy từng
câu từng chữ vào trong đầu.
Khen thay phận đàn bà, mà Lưu Nương Tú có chí khí tu học như một
nhà hiền triết. Tới nay, Lưu thị đã học tới mức đọc viết trơn chu chữ nghĩa
của người Chăm.
Sankra vừa lắc đầu cười vừa nói:
- Em hết cái chữ dạy bà rồi. Bà tìm ông Indra mà học.
Lưu Nương Tú cảm động nắm chặt tay Sankra lắc mãi không thôi, hai
hàng nước mắt ứa nhòe cả khuôn mặt như một tấm gương ố, bà tháo chiếc
vòng ngọc ở cổ mình ra đeo vào cổ Sankra và nói:
- Tặng em.
Sankra khẽ đẩy tay Lưu Nương Tú:
- Bà đừng làm thế. Em không xứng với vật quý này. Cả các thứ bà cho
trước đây, ngày mai em sẽ gửi lại bà.
Lưu Nương Tú năn nỉ:
- Đừng, tôi xin em. Những vật phẩm này tặng em, là tôi muốn lưu dấu
một chút tình trong em. Tôi sống được trên đất nước xa lạ này là nhờ có em.
Chắc mai đây tôi còn phải phiền em nhiều hơn nữa.
Sankra không trả lại Lưu Nương Tú chiếc vòng ngọc ấy, nhưng sau đó
cô tháo ra và gói chung với các thứ đồ tặng khác; định bụng, có dịp sẽ trả
lại hết cho bà. Bởi cô giúp bà với tấm lòng chân thực, chớ đâu phải cô cầu
lợi.
Lưu Nương Tú từ bữa nói và viết được tiếng Chăm, bà nghĩ phải có
cách nào đấy bầy tỏ được với quốc vương Chế Bồng Nga, họa may mới