- Người làm tướng phải gương mẫu, phải xông vào nơi hiểm nguy trước
binh sĩ.
- Người làm tướng phải sáng suốt, để khỏi mắc mưu giặc.
- Người làm tướng thưởng phạt phải công bằng. Mọi việc đều quang
minh chính đại...
Làm được các việc trên, là hội đủ ba điều: Nhân-Trí-Dũng như ông nói.
Và đấy là yếu thuyết của "Vạn Kiếp tông bí truyền thư".
Trần Khát Chân vừa dừng lời, Lê Bá Lượng bèn sụp lạy. Cậu bé 15 tuổi
không biết điều gì đã xảy ra với vị gia tướng. Và cậu chắc là lỗi tại mình.
Trần Khát Chân luống cuống đỡ Lê Bá Lượng dậy. Hai hàng nước mắt cậu
chảy ròng ròng:
- Xin ông tha tội, chẳng hay tôi có điều gì đã xúc phạm đến các bậc tiền
bối, xúc phạm đến ông?
Lê Bá Lượng xua tay:
- Không phải thế! Không phải thế! Tiểu chủ ơi, tôi xúc động quá. Trời
ban cho tiểu chủ nghiệp làm tướng đấy. Tiểu chủ đã tâm cảm được yếu
thuyết của Đức ông Trần Hưng Đạo rồi. Tôi xem đây như một sự đốn ngộ,
tựa như Lục tổ Huệ Năng đối vôi Ngũ tổ Hoàng Nhẫn vậy.
- Ông có làm sao đấy không? Ông nói cái gì về Ngũ tổ với Lục tổ, tôi
chẳng hiểu gì cả.
( Dòng Thiền phương Nam do Bồ Đề Đạt-ma đưa từ Ấn Độ sang Trung
Quốc truyền theo y, bát được 6 đời gồm: sơ tổ Đạt-ma, nhị tổ Tuệ Khả, tam
tổ Tăng Xán, tứ tổ Đạo Tín, ngũ tổ Hoàng Nhẫn, lục tổ Huệ Năng. Trường
hợp Huệ Năng tâm cảm được ý của ngũ tổ Hoàng Nhẫn trong bài kệ nổi
tiếng, mặc dù ông không biết chữ. Và do sự tranh giành y bát trong đời, nên
từ Huệ Năng, ông không truyền y bát nữa mà chỉ truyền đạo. Tức là ông
tránh sự hình thức mà tìm về bản ngã).
Vị gia tướng cười hồn hậu:
- Không có gì đâu tiểu chủ. Chẳng là tôi mừng quá. Bởi tiểu chủ vốn có
thiên bẩm về nghiệp làm tướng. Tới nhìn thấy ở tiểu chủ một vị tướng tài
ba, có thể sánh với các bậc huân tướng thời Trùng hưng. Đúng là lão ô bách