hết các người thân tín, vừa có tài có đức trong hoàng tộc ra khỏi bộ máy
triều đình rồi. Như ta, hàm là quốc thượng hầu, một trong những tước vị
đầu triều, nhưng thực quyền lại không có gì. Ta chỉ được coi sóc một trấn
nhỏ, vài chục tên quân với một dúm dân, chúng nó bóp chết lúc nào mà
chẳng được. Còn cái Đài khâm thiên giám kia, có ai cần gì đến nó.
- Cháu thật có lỗi, trước đây cháu đã ngờ bá phụ cầu tìm sự an nhàn.
Nào đâu cháu có biết được nội tình lại suy đốn đến mức này. Đáng tiếc, dạo
ấy giá thái hậu cứ làm già lên, cứ thi hành cái án theo sớ thất trảm của quan
Tư nghiệp Quốc tử giám Chu An cáo giác, thì phúc cho nước biết mấy?
- Đó là sự tức giận nhất thời thôi, chứ bà thái hậu không có bản lĩnh như
Ỷ Lan phu nhân, hoặc Linh Từ quốc mẫu. Âu cũng là vận số nước mình
thôi cháu ạ! Trần Nguyên Đán buông một câu đầy thất vọng.
- Trình bá phụ, cháu không tin vào vận số. Cháu chỉ tin vào các bậc cân
quắc ra tay, thì lũ tiểu nhi chúng cháu dù có phơi thây trên nội cỏ cũng xin
vác giáo theo hầu.
- Thôi được, hẵng cứ ngẫm. Nhưng ta mừng, nước vẫn còn được những
người có tâm huyết như cháu, thời còn cspan hi vọng.
Khắc Chấn lại hỏi:
- Thưa bá phụ, cháu xem như sức quân ta bây giờ yếu lắm. Giả sử có
giặc bắc, giặc nam, chưa chắc đã giữ được nước như thời Trùng hưng.
- Cháu đo sức quân thế là đúng. Ta cũng lo lắm.
- Dạ, thưa bá phụ, mặt nam, quân Chiêm Thành đang ráo riết nhòm ngó
đất Hóa Châu. Mà người Châu Hóa cũng chia lòng lắm. Họ không còn mấy
tin ở triều đình nữa.
Ngừng một lát, như để suy nghĩ thêm điều gì đấy mà từ lâu ấp ủ. Trần
Khắc Chấn lại nói:
- Trình bá phụ, thế tại sao hiện nay dân đói, tướng hèn, quân nhát?
Chẳng nhẽ Hưng Đạo binh pháp hết phép mầu rồi chăng?
Trước câu hỏi có quan hệ đến sinh mệnh của bản thân, và sự hưng vong
của nước mà Trần Khắc Chấn đặt ra, quan quốc thượng hầu suy nghĩ lung
lắm. Ông chưa say, sức rượu ông không kém Lê Tần, Trần Nhật Dưật xưa
kia. Vì thế mà ông phải cân nhắc. Biết điều xấu, tốt mà không giảng giải