đền công làm lụng khó nhọc. Có người bảo hôm ấy có làm lễ dâng “bát”
cho vua, nhưng có người lại bảo lễ ấy cử ngay vào hôm ngài đăng quang.
Lễ như thế này: trên một án thư sơn son có đặt mấy cái bát trong đựng mấy
ngự phẩm đã nấu chín rồi: bát thứ nhất đựng cơm trắng, bát thứ hai đựng
cơm vàng và bát thứ ba đựng nước, bát thứ tư đựng rau xanh.
Bát nào trên miệng cũng bịt giấy dán kín để không phân biệt được bát
nào riêng ra bát nào. Đức vua chọn lẫy bất cứ một cái bát nào: nếu được bát
đựng cơm vàng thì thần dân mừng rỡ vì đó là điềm phong đăng hỏa cốc;
nếu là bát cơm trắng thi mùa màng cũng khá; nếu là nước lã thì gạo kém
rồi; nếu vua chọn phải bát rau xanh thì dân mất mùa, đói kém, chết hại rất
nhiều. Lễ thế này là xong, súng bắn phát thứ ba, vua lên kiệu, có nhiều lọng
che và được tám tên lính khiêng qua các phố về đến cung, theo sau là các
quan mặc áo thụng đi bộ. Tùy giá còn có vệ binh của chúa Trịnh, có ngựa
có voi, có trống có chiêng, có bát âm đàn sáo, có cờ xí phất phơ trước gió.
Dọc đường vua vứt tiền cho dân nghèo đói ở các làng vua ngự qua, hay bọn
cùng khốn đứng xem loan giá.
Cách sau vua một ít là chúa Trịnh ngồi voi to, có nhiều ông hoàng trong
phủ liêu hay bên tôn thất, có nhiều võ tướng và đại thần đi kèm ai cũng ăn
mặc lộng lẫy, lại thêm có ba bốn nghìn kỵ binh, trăm rưỡi hay một trăm
thớt tượng đóng bành lộng lẫy, một vạn bộ binh mặc quân phục may bằng
hàng thêu tay. Thành thử về nghi vệ chúa lấn hẳn vua. Chúa cùng về một
đường với vua, nhưng khi đến chỗ rẽ thì chúa đi quặt về vương phủ và để
vua Lê thẳng lối về cung.
Thế tử được dùng một nửa voi của chúa đi sau cùng theo vương phụ một
quãng rồi rẽ lối tắt về phủ riêng của mình.
Tế kỳ đảo (?)
Du “Theckydaw”: tế kỳ (yên?), đảo (vũ?). Tế kỳ đảo một năm một lần,
nhất là khi nào có dịch người, ngựa voi của chúa hay trâu bò của dân gian.
Người ta cho rằng có dịch tễ là tại các vong hồn những kẻ muốn bội phản